Nhiếp ảnh gia Joseph Michael đã ở trong hang động hơn 30 triệu năm tuổi này nhiều giờ để chụp ảnh.
Loài đom đóm này chỉ có ở New Zealand và miền đông Australia. Đom đóm Australia ít sáng hơn, và sống theo đàn nhỏ hơn.
Đom đóm có tên khoa học là arachnocampa luminosa. Arachnocampa có nghĩa là "bọ nhện", nhằm chỉ tới công cụ mà loài sinh vật này dùng để bắt mồi - mạng nhện.
Trần hang là nơi lý tưởng cho ấu trùng phát triển. Chúng thường sống theo nhóm gồm hàng trăm con.
Ánh sáng của loài đom đóm giúp chúng thu hút nguồn thức ăn - các loài côn trùng khác.
Nhiều loài vật trong tự nhiên có khả năng phát quang sinh học, nhằm xua đuổi kẻ thù, bắt mồi, hấp dẫn bạn tình. Rất nhiều loài phát quang sống ở biển, nơi ánh sáng chúng phát ra có thể là nguồn sáng duy nhất.
Trong hang động, ánh sáng này có thể thu hút sự chú ý của con người.
Loài đom đóm thường hoạt động về đêm. Nhiều người vào hang động này cho biết họ có cảm giác như đang ngắm một bầu trời đầy sao.
Nếu thấy có động, đom đóm có thể tắt chức năng phát quang. Trong môi trường có ánh đuốc, khói, côn trùng khác... chúng liền "tắt nguồn" khoảng 15 phút.
Bình luận (0)