xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chung tay phục hồi rừng

Bài và ảnh: Ngọc Giang

Để hạn chế tình trạng cây rừng bị sụt giảm từ thiên tai hay những tác động của con người, nhiều doanh nghiệp, đơn vị tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chung tay trồng rừng với nỗ lực phủ xanh, góp phần bảo vệ môi trường sống

Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Tỉnh Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu, Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và doanh nghiệp vừa tổ chức trồng 300 cây lim tại khu vực rừng phòng hộ thuộc xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc. Chương trình dự kiến gồm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 diễn ra vào tháng 4-2024 với số lượng cây trồng là 300 cây; giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 1 đến 30-6 với số lượng cây trồng là 2.400 cây.

Chung tay vỗ nên kêu

Đây là chương trình nhằm nâng cao chất lượng và giá trị các hệ sinh thái rừng, phát huy vai trò của rừng và cây xanh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đang xảy ra tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong những năm qua, nhằm kéo giảm tình trạng diện tích rừng bị xâm hại bởi thiên tai và những tác động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều chương trình trồng và phục hồi rừng. Ngoài trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, địa phương đã kêu gọi sự chung tay của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn. Phong trào "trồng cây gây rừng" đã lan tỏa khắp các địa phương, nhờ đó, hàng trăm hecta đất trống đã được phủ xanh.

Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) là doanh nghiệp đang thực hiện dự án trọng điểm quốc gia "Dự án Hóa dầu Long Sơn" tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu. Từ khi chính thức bắt tay vào triển khai dự án (năm 2018), doanh nghiệp này đã chung tay cùng chính quyền địa phương thực hiện trồng hàng trăm cây xanh ngay trên địa bàn - nơi công ty đang triển khai dự án.

Rừng sao tại xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là rừng trồng với hàng ngàn cây gỗ quý, được bảo vệ nghiêm ngặt

Rừng sao tại xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là rừng trồng với hàng ngàn cây gỗ quý, được bảo vệ nghiêm ngặt

Theo lãnh đạo LSP, với mục tiêu trồng khoảng 3.400 cây xanh tại TP Vũng Tàu, đến nay công ty đã trồng hơn 300 cây dọc các tuyến đường vào khu phức hợp LSP để tạo bóng mát, cảnh quan; trồng 400 cây ở khu vực núi Lớn. LSP cũng phối hợp với các nhà thầu đóng góp cho dự án bằng cách trồng hơn 1.300 cây xanh.

Trong khi đó, phong trào trồng rừng tại các địa phương cũng đang được lan tỏa mạnh mẽ. TP Vũng Tàu là một trong những địa phương có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với 3.380 ha. Năm 2023, Vũng Tàu thực hiện trồng nâng cao chất lượng rừng tại núi Lớn - núi Nhỏ, tạo cảnh quan rừng bền vững, kết hợp tăng cường độ tàn che rừng, mục tiêu tỉ lệ cây thường xanh chiếm 60% - chủ yếu gồm các loài cây gỗ thường xanh, cây hoa thân gỗ lâu năm, thích nghi tốt trên đất núi đá, môi trường đô thị.

Tỉnh Đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đặt mục tiêu mỗi năm trồng ít nhất 20.000 cây xanh trên toàn tỉnh. Bằng nhiều phương thức, cách làm khác nhau để lan tỏa thông điệp "sống xanh", từ năm 2023, ngày chủ nhật xanh được các cơ sở Đoàn thực hiện với các kế hoạch như trồng cây phủ xanh đồi trống hay tặng cây xanh cho người dân trồng và chăm sóc. Đến nay đã có hàng chục ngàn cây xanh được trồng.

Ban Quản lý rừng phòng hộ cũng phối hợp với Công ty TNHH Cảng Quốc tế Sài Gòn Việt Nam và Công ty TNHH Truyền thông và Sự kiện Trúc Xanh thực hiện trồng làm giàu rừng tự nhiên trên 8,5 ha tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc.

Phát triển rừng phòng hộ

Kết quả cập nhật theo dõi diễn biến rừng và công bố hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh năm 2023 cho thấy Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có hơn 198.000 ha rừng tự nhiên. Trong đó, diện tích rừng và đất rừng phòng hộ do Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý gần 11.000 ha, độ che phủ trong lâm phần do ban này quản lý là 63%. Diện tích này không nằm tập trung mà rải rác, xen lẫn trong các khu dân cư được phân bổ trên địa bàn 24 xã, phường, thị trấn của 4 huyện, thị, thành phố.

Trong đó, rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung tại khu vực núi Dinh - Thị Vải (thị xã Phú Mỹ và TP Bà Rịa), khu vực núi Minh Đạm (huyện Long Điền và Đất Đỏ), núi Nứa (TP Vũng Tàu) và khu rừng sao xã Xuân Sơn (huyện Châu Đức). Ngoài ra, có rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tập trung tại thị xã Phú Mỹ và xã Long Sơn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay tại khu vực huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ.

Hiện Ban Quản lý rừng phòng hộ là đơn vị trực tiếp thực hiện việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Theo Ban Quản lý rừng phòng hộ, trong năm 2023, đơn vị đã trồng thay thế 19,54 ha rừng (đạt 100% kế hoạch), tỉ lệ cây sống trên 80%. Đơn vị này cũng chăm sóc rừng trồng từ năm 2018 đến 2020 với diện tích hơn 21,29 ha, tỉ lệ cây sống trên 80%.

Ngoài ra, trong tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn - tập trung nhiều ở thị xã Phú Mỹ và TP Vũng Tàu - đang được quản lý, phát triển, bảo vệ và khai thác hợp lý.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết tỉnh đã và đang triển khai các biện pháp khôi phục rừng ngập mặn, bảo vệ "vành đai xanh" ở các vùng cửa sông, ven biển. Trong những năm qua, Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh đã tổ chức trồng hàng trăm hecta rừng ngập mặn với 2 loài cây chủ yếu là đước và gõ đỏ. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng xây dựng phương án xã hội hóa việc trồng, bảo vệ và công khai các quyền lợi được khai thác từ rừng ngập mặn để người dân, tổ chức cùng tham gia. 

Nâng cao chức năng phòng hộ

Ông Nguyễn Duy Bắc, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết việc trồng và phát triển rừng được đơn vị triển khai thường xuyên. Thời gian tới, ban quản lý sẽ xây dựng hồ sơ trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức triển khai trồng mới 19 ha rừng, chăm sóc 25,44 ha rừng trồng thay thế, chăm sóc rừng trồng ngập mặn bằng nguồn vốn hộ nhận khoán tự đầu tư. Ngoài ra, đơn vị cũng xây dựng hồ sơ thuyết minh thiết kế - dự toán bảo vệ rừng và tổ chức triển khai thực hiện với 112 ha rừng.

"Ban Quản lý rừng phòng hộ đang hướng tới mục tiêu quan trọng là nâng cao chức năng phòng hộ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm hiệu ứng nhà kính và phát triển kinh tế rừng, giúp người dân xóa đói giảm nghèo" - ông Bắc khẳng định.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo