xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái

Minh Chiến

Khi phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế tất yếu, các khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương và TP Hải Phòng đang chuyển từ khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái

Những năm qua, một số khu công nghiệp (KCN) ở tỉnh Hải Dương và TP Hải Phòng đã chuyển đổi từ KCN truyền thống sang KCN sinh thái, đầu tư xây dựng mới các KCN sinh thái, từng bước hướng đến phát triển bền vững.

Mỗi năm tiết kiệm 6 tỉ đồng mua nước sạch

Theo bà Vương Thị Minh Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc chuyển đổi sang KCN sinh thái trong khuôn khổ các dự án hợp tác quốc tế thời gian qua có ý nghĩa lan tỏa, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững cho nhiều địa phương, doanh nghiệp (DN) đầu tư hạ tầng KCN tại Việt Nam. "Điển hình như KCN Nam Cầu Kiền (TP Hải Phòng) của Công ty CP Shinec. KCN hiện đang phát triển theo hướng KCN sinh thái thông minh, thực hiện tốt các hoạt động kinh tế tuần hoàn" - bà Hiếu cho hay.

Từ thực tế chuyển đổi sang KCN sinh thái, ông Phạm Hồng Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Shinec - chủ đầu tư KCN Nam Cầu Kiền, cho biết tại KCN này đã có hơn 1 triệu cây xanh được trồng, chiếm đến 33% diện tích đất KCN. Hệ thống quan trắc nguồn thải tự động, liên tục, truyền dẫn thông tin về Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hải Phòng 24/24 giờ các ngày trong tuần. "Đặc biệt, 25% lượng nước thải trong KCN sau xử lý được tái sử dụng cho mục đích tưới cây, rửa đường, giảm lượng xả ra ngoài môi trường, tiết kiệm được 6 tỉ đồng chi phí mua nước sạch mỗi năm" - ông Điệp cho biết.

Chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái- Ảnh 1.

Với nhà máy xử lý nước thải tại KCN Nam Cầu Kiền, 25% lượng nước thải trong KCN sau xử lý được tái sử dụng cho mục đích tưới cây, rửa đường, giảm lượng xả ra ngoài môi trường. Ảnh: MINH PHONG

Đặc biệt, theo ông Phạm Hồng Điệp, trong KCN đã hình thành 3 chuỗi cộng sinh công nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn (ngành luyện kim - cơ khí; nhựa và các sản phẩm từ nhựa; phụ trợ điện - điện tử), mang lại giá trị lớn cho DN. Từ năm 2021 đến nay, các DN trong KCN Nam Cầu Kiền đã đóng góp ngân sách cho TP Hải Phòng trên 1.000 tỉ đồng/năm. "Hiện chúng tôi đang nhân rộng mô hình kinh doanh khu/cụm công nghiệp sinh thái trên cả nước với tổng quy mô quỹ đất lên đến 3.500 ha" - ông Điệp nói.

Tại tỉnh Hải Dương, ông Phạm Văn Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings, cho biết DN đang phát triển 2 dự án là KCN An Phát Complex và An Phát 1 theo hướng KCN sinh thái, thân thiện môi trường. "Đây không chỉ là yếu tố giúp các KCN thu hút vốn đầu tư FDI "xanh" đang đổ mạnh về Việt Nam, mà còn đóng góp tích vực vào quá trình hiện thực hóa cam kết của Chính phủ đưa phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào năm 2050" - ông Tuấn cho hay. Theo ông Tuấn, khi đi vào khai thác thương mại, các KCN khuyến khích các DN đối tác của mình đi theo lộ trình sản xuất xanh và bền vững. Đặc biệt, ưu tiên các khách hàng thuộc các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, chế tạo, không gây ô nhiễm môi trường.

Gỡ khó về nguồn vốn

Là xu thế tất yếu hướng đến phát triển bền vững, song việc chuyển đổi từ KCN truyền thống sang KCN sinh thái hay xây dựng mới các KCN sinh thái gặp không ít thách thức. Trong đó, các vấn đề về hành lang pháp lý, nguồn vốn... là những trở ngại không nhỏ đối với các nhà đầu tư. Hải Phòng là một trong những địa phương tiên phong trong chuyển đổi, xây dựng mới các KCN sinh thái. Tuy nhiên, ông Bùi Ngọc Hải, Phó trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng, cũng nhìn nhận chi phí đầu tư cho phát triển KCN sinh thái khá lớn nhưng việc tiếp cận các nguồn vốn còn khó khăn.

Chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái- Ảnh 2.

Để chuyển đổi sang KCN sinh thái, cần ưu tiên không gian xanh để bảo vệ môi trường. Ảnh: MINH PHONG

"Để trở thành KCN sinh thái cần đáp ứng tiêu chí cộng sinh công nghiệp, nghĩa là các DN trong KCN sử dụng chung hạ tầng như điện, hệ thống xử lý nước thải…; chất thải của DN này lại là đầu vào nguyên liệu, là năng lượng cho DN khác. Do đó, trên thực tế, để tìm kiếm được các DN tin tưởng, hợp tác với nhau là rất khó" - ông Hải bày tỏ và nói thêm hiện các hệ thống về quy chuẩn, tiêu chuẩn cho KCN sinh thái cũng chưa hoàn thiện.

Về hành lang pháp lý đang còn thiếu, ông Phạm Hồng Điệp dẫn chứng về việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái trong KCN. Theo ông Điệp, chuyển đổi năng lượng tái tạo là một trong những giải pháp cho KCN sinh thái, song đến nay vẫn chưa có quy định về việc lắp đặt điện mặt trời áp mái tại KCN. "Chúng tôi đã sẵn sàng cho việc đầu tư hệ thống điện mặt trời, kỳ vọng đến năm 2025, các quy định liên quan đến lĩnh vực này sẽ hoàn thiện để DN yên tâm đầu tư" - ông Điệp nói.

Đại diện DN cũng kiến nghị các bộ, ngành nghiên cứu cơ chế hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ về phát triển hạ tầng đồng bộ cho KCN sinh thái. Theo ông Điệp, xây dựng KCN sinh thái hiện nay liên quan đến nhiều luật khác nhau, như Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản... "Các bộ, ngành cần rà soát để tránh xung đột giữa các quy định và không làm mất đi các chính sách ưu đãi đối với KCN sinh thái" - ông Điệp nhấn mạnh.

Bà Vương Thị Minh Hiếu cũng nhìn nhận nguồn lực để chuyển đổi, đầu tư KCN sinh thái là vấn đề lớn với DN. Với vai trò của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bà Hiếu cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục kết nối với quỹ, mạng lưới hỗ trợ về chuyển đổi KCN trên thế giới để hỗ trợ DN trong nước. Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ DN tiếp cận các dòng tín dụng xanh.

Đối với hành lang pháp lý, bà Vương Thị Minh Hiếu cho biết bên cạnh sự hỗ trợ, đồng hành với DN trong thực hiện các giải pháp chuyển đổi xanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ rà soát, tổng hợp và tham mưu cấp có thẩm quyền sớm hoàn thiện các quy định liên quan đến KCN sinh thái. Theo bà Hiếu, cần có các quy định ở tầm luật về KCN sinh thái thay vì cấp nghị định như hiện nay, để tháo gỡ các khó khăn về vốn, quy chuẩn, kỹ thuật... 

Hài hòa lợi ích giữa các bên

Ông Phạm Văn Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings, nhấn mạnh để bảo đảm tiêu chí về môi trường, các nhà xưởng bên trong các KCN của DN này tại tỉnh Hải Dương phải được xây dựng theo hướng xanh, sạch, có hệ thống xử lý rác thải, khí thải và nguồn nước đạt chuẩn, không ảnh hưởng tới cuộc sống người dân và hệ sinh thái xung quanh KCN. Đặc biệt, khuyến khích và hỗ trợ các DN triển khai xây dựng các công trình xanh, sử dụng năng lượng tái tạo để tiết kiệm điện năng.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo