xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyên gia ADB nói về ảnh hưởng thuế đối ứng Mỹ với dòng vốn FDI

Tin-ảnh: Dương Ngọc

(NLĐO)- Chính sách thuế của Mỹ gây ra những rủi ro trong ngắn hạn nhưng cũng là cơ hội tái định vị chiến lược thu hút FDI và phát triển nội lực của Việt Nam

Tại buổi họp báo công bố báo cáo Triển vọng phát triển châu Á tháng 4-2025 ngày 9-4 ở Hà Nội, các chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định trong bối cảnh bất định từ chính sách thuế quan của Mỹ, Việt Nam cần chủ động tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) và đẩy mạnh đầu tư hạ tầng - đổi mới sáng tạo để củng cố vị thế chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chuyên gia ADB nói về ảnh hưởng thuế đối ứng Mỹ với dòng vốn FDI- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam (bìa trái), phát biểu. Ảnh: Dương Ngọc

Thuế quan Mỹ tạo rủi ro ngắn hạn, ảnh hưởng triển vọng FDI

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng của ADB tại Việt Nam, đánh giá các biện pháp thuế quan của Mỹ và động thái đáp trả từ các nước đang khiến môi trường thương mại toàn cầu trở nên khó đoán định hơn. Dù Việt Nam không thực hiện các biện pháp trả đũa, nhưng những tác động gián tiếp từ các hàng rào thuế quan có thể khiến chi phí thương mại gia tăng và giảm số lượng hợp đồng xuất nhập khẩu.

Đối với dòng vốn FDI, ông Hùng cho rằng trong giai đoạn trước chính sách thuế, Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn. Tuy nhiên, hiện tại nhiều nhà đầu tư đang quan sát tình hình, chờ đợi thêm thông tin về mức thuế cụ thể và thời gian duy trì chính sách thuế này của Mỹ. Mặc dù chưa thể hiện rõ qua số liệu, nhưng thông qua các tín hiệu truyền thông, có thể thấy xu hướng "nghe ngóng và thận trọng" đang lan rộng trong giới đầu tư.

"Còn quá sớm để đưa ra quyết định mới khi chưa rõ những thông tin ngưỡng áp thuế là bao nhiêu, chính sách thuế này tồn tại được bao lâu. Ưu điểm của các nhà đầu tư nước ngoài là luôn lập kế hoạch và ra quyết định dựa trên các triển vọng kinh tế dài hạn"- ông Hùng đánh giá.

Dù vậy, điểm tích cực là Chính phủ Việt Nam đã phản ứng tương đối nhanh, thể hiện sự chuẩn bị kỹ càng. Tuy nhiên, đây là tình huống song phương, và phản ứng từ phía Mỹ hiện vẫn chưa rõ ràng. "Cần theo dõi thêm mức độ sẵn sàng từ hai bên để đánh giá đầy đủ hiệu quả chính sách"- ông Hùng nhận định.

FTA là chìa khóa để duy trì đà xuất khẩu và thu hút FDI

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, cho biết nếu Việt Nam bị áp mức thuế cao (như mức 46%), điều này có thể tạo ra cả thách thức lẫn cơ hội. Một mặt, Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn hơn; mặt khác, đây cũng là động lực để tăng tính cạnh tranh và thu hút đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế thuế quan hoặc đang được thúc đẩy nhờ các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Ông đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc mở rộng mạng lưới FTA, qua đó góp phần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm phụ thuộc vào Mỹ và mở rộng xuất khẩu sang các đối tác như EU, Anh, châu Á, đặc biệt là ASEAN. Đây là hướng đi phù hợp để nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế và duy trì tăng trưởng trong dài hạn.

Ổn định tiền tệ - Củng cố niềm tin nhà đầu tư

Về chính sách tiền tệ, chuyên gia ADB cho rằng phản ứng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong thời gian qua là hợp lý và linh hoạt. Dù có những biến động nhỏ sau các tuyên bố của Mỹ, nhưng đồng Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định tương đối. Mức lạm phát hiện ở mức hơn 4%, vẫn nằm trong ngưỡng kiểm soát, và Việt Nam còn nhiều công cụ chính sách để ứng phó nếu tình hình trở nên căng thẳng hơn.

Thúc đẩy nội lực: Ưu tiên hạ tầng và đổi mới sáng tạo

Ông Nguyễn Bá Hùng đánh giá cao định hướng của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy tăng trưởng bằng cách kích cầu nội địa và đầu tư công. Việc Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai gói tín dụng ưu đãi trị giá khoảng 500.000 tỉ đồng cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và hạ tầng chiến lược được xem là "đúng hướng, đúng thời điểm".

Với quy mô tương đương 4-4,5% GDP, gói này nằm trong khả năng tài khóa của Việt Nam (nợ công hiện chỉ khoảng 36% GDP), đồng thời thể hiện quyết tâm tạo đòn bẩy tăng trưởng dài hạn. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi và năng lực triển khai sẽ là yếu tố quyết định thành công.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo