xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chuyện kỳ bí về cây lim "hiến thân" trong chính điện dát vàng ở xứ Thanh

Bài-ảnh-video: Tuấn Minh

(NLĐO)- Chuyện cây lim cổ thụ hơn 600 năm tuổi bỗng dưng trút lá rồi chết khô, sau đó "hiến thân" để phục dựng lại chính điện Lam Kinh (Thanh Hóa) đến nay vẫn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, khó lý giải

Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là nơi Anh hùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược và cũng là nơi an táng, thờ cúng, tri ân các vị vua và hoàng hậu triều Lê Sơ.

Chuyện kỳ bí về cây lim "hiến thân" trong chính điện dát vàng ở xứ Thanh- Ảnh 1.

Cây lim hiến thân trong Chính điện Lam Kinh

Theo sử sách, Lam Kinh vốn là đất Lam Sơn, quê hương của anh hùng dân tộc Lê Lợi, người có công chiêu mộ hiền tài, quy tụ nhân dân đánh đuổi giặc Minh xâm lược (1418-1427). Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (Lê Thái Tổ), lập nên vương triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long, lấy niên hiệu Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra một vương triều thịnh trị, hưng vượng bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, kéo dài tới 360 năm.

Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây. Đây là điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên, đồng thời, cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thường trực trông coi Lam Kinh và khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.

Chuyện kỳ bí về cây lim "hiến thân" trong chính điện dát vàng ở xứ Thanh- Ảnh 2.

Chính điện Lam Kinh nhìn từ ngọ môn

Trải qua hàng trăm năm, những công trình kiến trúc Hậu Lê ở Lam Kinh gần như bị tàn phá, chỉ còn lại phế tích là những nền móng, lăng mộ. Nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nhiều hạng mục di tích đã được nghiên cứu, bảo tồn nguyên trạng, chống xuống cấp, nhiều hạng mục di tích đã được phục dựng, phục hồi, tu bổ, dần dần tái hiện phần nào diện mạo trước đây của Lam Kinh. Trong số đó có Chính điện Lam Kinh, công trình kỳ vĩ bằng gỗ lim, với nhiều hạng mục bên trong được làm bằng vàng thật.

Cây lim "hiến thân" xây chính điện Lam Kinh

Chính điện Lam Kinh được phục dựng vào năm 2010, theo đúng quy mô, kích thước và kiến trúc xưa. Chính điện gồm 3 tòa điện lớn, xây trên nền đất rộng, cao 1,8 m so với sân Rồng. Điện được xây dựng theo kiểu kiến trúc hình chữ Công, tổng cộng 3 tòa nhà có 19 gian, 4 chái.

Chuyện kỳ bí về cây lim "hiến thân" trong chính điện dát vàng ở xứ Thanh- Ảnh 3.

Nơi đặt cây lim hiến thân nằm trong hậu cung, một nơi cực kỳ quan trọng trong Chính điện Lam Kinh

Chính điện là một công trình kiến trúc gỗ ở khu trung tâm, có quy mô lớn nhất Lam Kinh và được xem là công trình bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam hiện nay. Chính điện có 138 cột, đều làm bằng gỗ lim với kích thước "siêu khủng", phải 2 người ôm mới xuể.

Trong số 138 cây cột, cây cột chính được lấy từ một cây gỗ lim hơn 600 năm tuổi ở Lam Kinh là cả một câu chuyện kỳ bí, ẩn chứa nhiều điều tâm linh mà đến nay nhiều người vẫn không thể lý giải được.

Chuyện kỳ bí về cây lim "hiến thân" trong chính điện dát vàng ở xứ Thanh- Ảnh 4.

Vị trí nơi cây lim cổ thụ chết, đến nay Ban quản lý di tích Lam Kinh đã cho trồng nhiều cây lim khác để thay thế nhưng không cây nào sống được

Bà Lê Thị Thức, hướng dẫn viên Ban quản lý di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cho biết năm 2009, khi khởi công dự án phỏng dựng chính điện Lam Kinh, cây lim cổ thụ cao nhất nhì rừng Lam Kinh, khoảng 600 năm tuổi đang xanh tốt, khỏe mạnh bất ngờ trút hết lá rồi khô cành. Nửa năm sau, khi cây chết cũng là lúc thiết kế thi công chính điện Lam Kinh vừa hoàn thành.

"Sau khi báo cáo sự việc tới UBND tỉnh Thanh Hóa, cây lim đã được chặt hạ và phát hiện ra điều kỳ lạ hơn nữa, đó là cây lim cổ thụ khi chết thường sẽ bị tiêu tâm (rỗng ruột), nhưng riêng cây lim này thì không, ruột cây vẫn đặc nguyên một khối. Điều trùng khớp, ngẫu nhiên nữa là khi róc bỏ hết vỏ thì lõi cây còn lại có số đo đường kính thân gốc trùng khít với chân đế đá cột cái chính điện xưa để lại là 82 cm. Ngọn cây vừa với chân tảng cột quân, hai nhánh cây đủ làm một cột con và một thượng lương"- bà Thức thông tin.

Hướng dẫn viên du lịch kể chuyện về cây lim hiến thân

Nhiều giả thiết sau đó đã được đưa ra, trong đó các nhà khoa học lâm nghiệp và tâm linh tính toán có thể tuổi cây lim trùng với tuổi của vua Lê Lợi, hoặc trùng với thời điểm khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, hay là trùng với tuổi ông lên ngôi hoàng đế.

Vì thế, khi đưa vào công trình, cây lim được định vị là cây cột cái, nằm trong hậu điện (nơi nghỉ ngơi của vua trước đây), là chốn cung cấm linh thiêng nhất với vị trí đắc địa nhất. Khi dựng 138 cột trong chính điện, cột cái cũng được dựng lên đầu tiên. Cây cột này đứng gần long sàng, nơi ngủ của đức vua Lê Lợi giống như đứng canh giấc ngủ cho vua vậy.

Chuyện kỳ bí về cây lim "hiến thân" trong chính điện dát vàng ở xứ Thanh- Ảnh 5.

Lam Kinh là điểm du lịch tâm linh của Thanh Hóa, hàng năm đón hàng vạn lượt du khách tới tham quan, vãn cảnh

Cũng theo bà Thức, một điều kỳ lạ hơn nữa, tại vị trí cây lim "hiến thân" đã sống khoảng 600 năm, Ban quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh đã có nhiều lần trồng vào đó cây lim nhỏ để thay thế. Tuy nhiên, không có cây lim nào sống được. "Khu vực này là rừng lim đã lâu đời. Lim là một loại cây dễ sống, những cây lim ở đây thường tự mọc lên và phát triển. Thế nhưng không hiểu sao, tại vị trí cây lim "hiến thân" lại không có cây lim nào phát triển được" - bà Thức kể.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo