xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có nên "kèm" người mới?

Thanh Yên

Người lao động (NLĐ) có nên hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đào tạo người mới hay không trên mạng xã hội đã thu hút hàng ngàn lượt ý kiến tranh luận gay gắt

Vừa qua, một câu chuyện về việc người lao động (NLĐ) có nên hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đào tạo người mới hay không trên mạng xã hội đã thu hút hàng ngàn lượt ý kiến tranh luận gay gắt.

Cụ thể, tại một công ty in ở TP HCM, toàn bộ nhà máy chỉ có 3 công nhân (CN) vận hành được loại máy in nhập khẩu từ Đức. Dù bên nhà sản xuất có chuyển giao công nghệ, song vì các yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật nên người mới vẫn khó có thể vận hành. Đặc biệt, loại máy này chuyên in ấn hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu, tiêu chuẩn rất cao, chỉ cần một lỗi nhỏ thì cả lô hàng sẽ bị trả về.

Có nên "kèm" người mới?- Ảnh 1.

Công ty CP Văn hóa Tân Bình xây dựng đội ngũ quản lý để đào tạo nhân viên mới và sinh viên thực tập

Vì vậy, công ty sẵn sàng trả lương cao gấp đôi cho 3 CN vận hành máy này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cả 3 đều từ chối hướng dẫn người mới, với lý do công ty không có thông báo nhập thêm máy móc hay nhu cầu mở rộng sản xuất, nên việc đào tạo người mới có thể họ sẽ bị thay thế.

Dưới bài đăng này, có hai ý kiến trái chiều tranh cãi gay gắt. Nhiều người cho rằng khi NLĐ được đào tạo để làm một công việc tại công ty thì họ có trách nhiệm chia sẻ kỹ năng, giúp DN đào tạo đội ngũ kế thừa. Mặt khác, việc từ chối yêu cầu từ lãnh đạo cũng khiến quan hệ lao động rạn nứt. Nhưng cũng có rất nhiều ý kiến phản bác, họ đưa ra dẫn chứng về việc sau khi kèm cặp người mới, công ty đã sa thải người cũ để giảm chi phí do người này làm việc lâu năm, mức lương cao hơn so với 2 người mới cộng lại.

Không chỉ vậy, việc DN yêu cầu CN tham gia công tác đào tạo nhưng không giảm chỉ tiêu năng suất trong thời gian đào tạo cũng khiến họ khó chấp nhận. Anh Trần Văn Đương (CN kỹ thuật tại một công ty sản xuất quạt máy ở quận 8, TP HCM) cho biết anh là CN lâu năm của bộ phận lắp ráp. Hai năm trở lại đây, công ty muốn tuyển thêm người cho bộ phận kỹ thuật và yêu cầu các CN cũ phải hướng dẫn cho CN mới.

Hiện nay, bộ phận này hầu hết vẫn lắp ráp với máy móc thô sơ trong khi có đến hàng trăm linh kiện, để có thể làm được việc phải mất ít nhất 6 tháng và có người chỉ việc tận tay. Tuy nhiên, công ty trả lương và thưởng theo sản lượng của cả bộ phận, trong thời gian hỗ trợ đào tạo người mới, CN cũ không được hưởng chính sách hỗ trợ về lương hay giảm chỉ tiêu năng suất khiến thu nhập của chính họ bị giảm sút. Anh Đương đã ý kiến nhưng không được công ty giải quyết thấu đáo. Từ đó, anh mất đi nhiệt huyết kèm cặp người mới, khi công ty có yêu cầu anh cũng từ chối khéo.

Trao đổi về vấn đề CN có trách nhiệm phải tham gia công tác đào tạo nội bộ của DN hay không, luật sư Phan Thị Lan (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng luật không quy định cụ thể về vấn đề này, do đó phải căn cứ vào hợp đồng lao động (HĐLĐ). Nếu trong HĐLĐ không có ghi rõ trách nhiệm đào tạo khi có yêu cầu của ban giám đốc đối với người mới, học việc thì NLĐ có quyền từ chối.

Nhưng bà cũng cho rằng trách nhiệm đào tạo thuộc về DN. Nếu DN không có bộ phận hướng dẫn đào tạo mà muốn tận dụng kinh nghiệm, tay nghề của những CN giỏi, khi giao kết HĐLĐ với NLĐ, DN phải ghi rõ sau thời gian làm việc, NLĐ có trách nhiệm hướng dẫn đào tạo người mới (có chính sách đi kèm). Có như thế mới tránh xảy ra mâu thuẫn và hai bên vẫn đạt được mục tiêu đào tạo ban đầu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo