Luật sư Lê Ngọc Luân (Hãng luật Gold Key) trả lời: Thứ nhất, kiện là quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định nhưng phải xác định kiện ai, kiện cái gì và người đó phải có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.
Nếu không toà án sẽ không thụ lý hoặc có thụ lý sẽ bác yêu cầu khởi kiện khiến người kiện gánh lấy hậu quả thiệt hại cả về vật chất, tinh thần và uy tín.
Trên cơ sở đó, nếu một người đòi kiện ai đó vì cho rằng họ tung tin mình sử dụng bằng giả thì trước tiên chính họ phải chứng minh mình có bằng thật, không sử dụng bằng giả.
Do đó, khi không chứng minh được hay không có chứng cứ đang sử dụng bằng thật nhưng lại tung tin sẽ kiện hoặc sử dụng quy định chế tài luật pháp (kiện) ra nhằm sử dụng của cái gọi là phương thức "xoa dịu, đe doạ dư luận hay xử lý khủng hoảng truyền thông" thì đó là hành vi cực kỳ sai lầm, không hiểu biết pháp luật và có khi sẽ bị kiện ngược lại (phản tố).
Cần phải hiểu rõ là một cá nhân bất kỳ hoặc dư luận có quyền đặt nghi ngờ sự kiện nào đó là điều hết sức bình thường, nó không chỉ đúng về pháp lý mà đó còn là trách nhiệm, quyền công dân trước các vấn đề của xã hội.
Thứ hai, khi dư luận, xã hội truyền thông, cơ quan báo chí đã lên tiếng liên tục trước nghi vấn bằng giả. Ở đây không còn nghi vấn mà cơ quan chức năng đã xác minh không có tên người đàn ông đó học và thi thì cơ quan quản lý chuyên môn như Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm nhanh chóng lên tiếng kịp thời và đối với sự kiện, vấn đề quan trọng gây tác động lớn.
Cụ thể, người đứng đầu Bộ GD&ĐT (hoặc người được uỷ quyền) chủ động lên tiếng trong vòng 6 giờ kể từ thời điểm xảy ra sự kiện đó theo quy chế phát ngôn ban hành kèm theo Quyết định số 22/QĐ-BGDĐT ngày 08/1/2019.
Việc cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng và chính xác cho báo chí, dư luận là điều cực kỳ quan trọng ở nhiều khía cạnh như: bằng đó là thật hay giả, nếu giả thì có việc mua bán, cấp bằng trái pháp luật không?
Ngoài ra, Bộ GD&ĐT có thể chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xác minh, xử lý hành vi có dấu hiệu tội phạm. Việc này nhằm mục đích để nhân dân thực hiện quyền giám sát, có ý kiến đối với các cá nhân, cơ quan chuyên môn mà nhà nước đã trao quyền và nghĩa vụ.
Bình luận (0)