xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công bằng hơn khi mở rộng khảo sát vào lớp 6

Bài và ảnh: Đặng Trinh

Cơ sở quan trọng để các địa phương tại TP HCM thực hiện tuyển sinh lớp 6 bằng bài khảo sát là phải có đủ trường lớp nhận số học sinh trong địa bàn phân tuyến

Ông Đoàn Bội Ngọc, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quận 4, cho biết quận đang trình xin ý kiến từ Sở GD-ĐT TP HCM. Nếu được chấp thuận, năm học 2024 - 2025, quận thực hiện tuyển sinh lớp 6 bằng bài khảo sát đối với Trường THCS Vân Đồn.

Bài toán đủ trường lớp cho học sinh

Theo hiệu trưởng một trường THCS, trước đây, dù không thực hiện khảo sát nhưng trường được áp dụng phương án tuyển sinh những học sinh (HS) giỏi từ các trường tiểu học trong quận, giới hạn số HS bằng tỉ lệ nhất định. Mỗi trường tiểu học sẽ được chọn danh sách HS đáp ứng đủ các tiêu chí để gửi về Ban Chỉ đạo tuyển sinh quận.

Phương án này được coi là tối ưu trong tuyển sinh vào trường. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đó, do số HS tăng quá nhanh, trường lớp không đủ nên phương án tuyển sinh trên phải dừng lại; trường tuyển sinh theo phân tuyến bình thường. "Cho đến khi thực hiện theo mô hình trường tiên tiến thì mới có cơ sở để thực hiện khảo sát" - hiệu trưởng này thông tin.

Hiệu trưởng một trường khác cho biết để có thể thực hiện khảo sát nhằm tuyển sinh vào lớp 6, địa phương phải tính đến phương án những HS theo đúng phân tuyến vào trường sẽ học ở đâu. Các năm trước đây, trường dành 50% chỉ tiêu lớp 6 trong tuyến, 50% dành cho HS toàn quận nhưng phải đáp ứng đủ các tiêu chí như chứng chỉ tiếng Anh, tin học, điểm học bạ lớp 5… Dù vậy, vẫn quá nhiều HS đủ điều kiện nên trường phải xét phương án từ cao xuống thấp, đến khi đủ chỉ tiêu.

Công bằng hơn khi mở rộng khảo sát vào lớp 6- Ảnh 1.

Học sinh làm bài khảo sát vào lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP HCM)

"Nếu thực hiện khảo sát thì số HS trong tuyến này sẽ được phân bổ về đâu, nhất là khi TP HCM đang áp dụng tuyển sinh đầu cấp theo bản đồ GIS, nghĩa là HS được bố trí chỗ học ở trường gần nhà?" - vị này đặt vấn đề.

Ông Đặng Nguyễn Thịnh, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 7, cho biết quận vẫn đang từng bước xây dựng kế hoạch. Tuy nhiên, phương án bảo đảm đủ chỗ học cho HS vẫn phải được chú trọng. "Nếu thực hiện khảo sát vào lớp 6 Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ, những HS theo phân tuyến như trước đây sẽ được bố trí, sắp xếp vào các trường THCS lân cận như THCS Trần Quốc Tuấn…" - ông nói.

Tuyển sinh bằng chứng chỉ tiếng Anh

Tại TP HCM, việc tuyển sinh vào lớp 6 lâu nay vẫn thực hiện theo địa bàn phân tuyến; duy nhất Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa được thực hiện bài khảo sát năng lực vào lớp 6.

Tuy nhiên, trên thực tế, dù không có chủ trương "trường chuyên, lớp chọn" ở bậc THCS nhưng tại mỗi quận, huyện vẫn có những trường với chất lượng giáo dục nổi trội, là niềm mong ước của nhiều phụ huynh không những trong quận mà cả ở địa bàn lân cận. Có thể kể đến các trường THCS như Nguyễn Du, Trần Văn Ơn (quận 1); Vân Đồn (quận 4), Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), Nguyễn Văn Tố (quận 10), Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình)…

Lãnh đạo một phòng GD-ĐT cho biết địa phương nào cũng muốn xây dựng một ngôi trường chất lượng cao để nâng tầm giáo dục địa phương. Muốn vậy, phương án thực hiện bài khảo sát là tối ưu để lọc đầu vào, tạo công bằng với tất cả HS.

Trước đây, một trường THCS tại quận này không thực hiện khảo sát nhưng tuyển sinh lớp 6 theo phương thức HS giỏi 5 năm liền, điểm kiểm tra cuối kỳ năm lớp 5 đạt 19 điểm trở lên, kèm thêm các chứng chỉ tiếng Anh, kỹ năng... Trước áp lực dân số tăng quá nhanh, nếu thực hiện tuyển sinh như trên thì không có chỗ học cho HS đúng tuyến. Trường phải dành 50% chỉ tiêu để tuyển sinh theo phân tuyến.

Ông Trịnh Vĩnh Thanh, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Gò Vấp, cho hay về cơ bản, trong năm học 2024 - 2025, quận sẽ giữ nguyên phương án tuyển sinh như trước đây và không thực hiện khảo sát. Theo ông Thanh, để tổ chức một kỳ thi riêng khá tốn kém và tạo áp lực không cần thiết.

Tại quận Gò Vấp, Trường THCS Phan Văn Trị thực hiện mô hình trường tiên tiến nhưng cách tuyển sinh lâu nay là quy định HS có chứng chỉ tiếng Anh Flyer. "Nếu thực hiện bài khảo sát thì cũng là bằng tiếng Anh, nên phòng GD-ĐT tận dụng các thành tích về ngoại ngữ mà HS đã có để tuyển sinh" - ông Thanh nhấn mạnh. 

Dự kiến triển khai bản đồ GIS để tuyển sinh đầu cấp

Ông Nguyễn Võ Đăng Khoa, Phó trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng - Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết bản đồ GIS đã giúp phòng GD-ĐT có thể phân bổ HS vào các trường một cách uyển chuyển, linh hoạt, không còn cứng nhắc như trước đây, khi phân bổ theo hộ khẩu. Từ việc áp dụng bản đồ GIS kết hợp dữ liệu đăng ký của HS các đơn vị, Sở GD-ĐT đã có một cái nhìn tổng quan trong việc phân bổ các trường tiểu học, THCS trên địa bàn. Từ đó, sở đưa ra được các đánh giá phục vụ việc phát triển hệ thống trường lớp trong tương lai để phù hợp với sự phát triển dân số của từng khu vực.

Theo Sở GD-ĐT, việc áp dụng bản đồ GIS trong tuyển sinh đóng vai trò là công cụ hỗ trợ kết hợp với công tác phổ cập, rà soát, phân bổ địa bàn trong việc phân bổ HS vào các trường.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo