Dưới đây là 5 trong số những nỗi sợ phổ biến nhất mà mọi người thường gặp trong công việc và cách để vượt qua theo chia sẻ từ Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng Careerlink.vn, một trong những trang web uy tín trong lĩnh vực nhân sự và tìm kiếm việc làm, hãy cùng tham khảo nhé!
Sợ không hòa hợp với tập thể
Nỗi sợ bị bỏ rơi đã xuất hiện từ khi con người có mặt trên trái đất. Trong thời kỳ sống thành bộ lạc, bị đẩy ra khỏi sự an toàn của tập thể có thể đồng nghĩa với cái chết, vì vậy nỗi sợ hãi này đã ăn sâu vào mỗi người chúng ta.
Để vượt qua nỗi sợ này, bạn cần biết lắng nghe và cởi mở hơn.
Để vượt qua nỗi sợ này, bạn cần biết lắng nghe và cởi mở hơn. Những đồng nghiệp xung quanh luôn cần bạn lắng nghe ý tưởng và mối quan tâm của họ hơn bất cứ điều gì khác. Bạn không cần phải đóng góp ý kiến trong mọi cuộc thảo luận, nhưng họ sẽ đánh giá cao việc bạn chịu lắng nghe. Vì mọi người đều có những ý tưởng và trải nghiệm khác nhau, vậy nên mở lòng để lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu họ hơn, dễ hòa hợp hơn với tập thể, đồng thời sẽ giúp nâng cao kiến thức cho bản thân mình.
Sợ "dậm chân tại chỗ"
Tất cả chúng ta đều muốn có thể được thăng tiến, được tưởng thưởng trong tổ chức mình gắn bó và rất sợ cảm giác bị trì trệ trong sự nghiệp. Nhận biết được rằng bản thân có thể hoàn toàn xoay chuyển tình thế sẽ giúp giảm bớt nỗi sợ này. Hãy tự hỏi: Sếp muốn gì và cần gì? Thách thức lớn nhất của họ là gì? Bạn có thể giúp cấp trên thành công hơn bằng cách nào? Bạn có thể đóng góp điều gì về kỹ năng và chuyên môn hoặc bất cứ điều gì khác để đạt được kết quả? Hỗ trợ cấp trên cũng là cách để bạn giúp đỡ mình phát triển và thành công hơn.
Sợ bị ghét
Bất kỳ ai cũng muốn được người khác yêu mến. Và khi cho rằng bản thân mình không xứng đáng, không đủ tốt thì nỗi sợ hãi sẽ xâm chiếm lấy bạn.
Nếu bạn thực lòng đối xử tốt với một người, họ cũng sẽ đáp lại bằng sự tử tế
Nếu bạn thực lòng đối xử tốt với một người, họ cũng sẽ đáp lại bằng sự tử tế. Tìm kiếm sự tích cực trong một tình huống sẽ giúp mang lại bầu không khí tốt đẹp cho cả đôi bên. Dù có điều gì xảy ra, hãy tự tin bạn là một người dễ mến, thân thiện và đừng quá quan tâm đến suy nghĩ của họ về mình giống như Brigham Young đã từng nói "Tại sao bạn phải lo lắng về suy nghĩ của người khác, chẳng lẽ bạn lại tin vào ý kiến của họ hơn cả niềm tin bạn dành cho chính mình?"
Sợ thất bại
Nỗi sợ thất bại có thể khiến bạn miễn cưỡng tham gia hoặc thử các nhiệm vụ mới đầy thử thách. Khi nỗi sợ khiến bạn trì hoãn hoặc né tránh những mục tiêu mới, nó có thể biến điều lo lắng của bạn thành sự thật.
Tại sao bạn phải lo lắng về suy nghĩ của người khác, chẳng lẽ bạn lại tin vào ý kiến của họ hơn cả niềm tin bạn dành cho chính mình?
Hãy hỏi cấp trên của bạn "Thành công đạt được của dự án này sẽ được đánh giá thế nào?" Sau đó, đưa ra những điều bạn cần để đảm bảo mình đang đi đúng hướng. Hãy nhớ rằng không có gì là hoàn hảo, hãy sẵn sàng thử sức với những điều mới mẻ, chấp nhận thiếu sót và rút ra bài học từ những câu hỏi: Tôi đã học được gì? Điều gì có thể được thực hiện khác đi nếu tôi có sự chuẩn bị tốt đẹp ngay từ đầu?
Sợ bị mất việc
Có rất nhiều lí do khiến bạn bị mất việc như tình hình kinh doanh không khả quan hoặc quản lý mới muốn đưa công ty đi theo một hướng khác. Bạn không thể kiểm soát được những điều này nhưng có thể lên kế hoạch chuẩn bị. Chẳng hạn, đầu tư thời gian vào việc cải thiện năng suất của bản thân và công ty, tìm hiểu các khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải, chủ động chia sẻ bớt khối lượng công việc... Sau tất cả, hãy tạo một danh sách những thành quả đã đạt được, điều này không chỉ giúp thúc đẩy bản thân mà còn có thể sử dụng nếu bất ngờ bạn cần phải cập nhật CV của mình.
Bình luận (0)