xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bậc thầy tranh kiếng

VĨNH TÙNG

(NLĐO) - 74 tuổi với 60 năm trong nghề, ông Trường Cung Thơ được xem là bậc thấy tranh kiếng không chỉ ở Bình Dương mà còn cả nước

Lúc chúng tôi ghé thăm cũng là lúc ông Trương Cung Thơ vừa hoàn thiện công đoạn tô màu bức tranh kiếng phong cảnh đồng quê khổ lớn để kịp giao cho một khách hàng ở miền Trung trước Tết Nguyên đán. Hình ảnh những căn nhà sàn nép mình dưới bóng cây xanh và con thuyền neo đậu dưới bến sông hiện lên trong tranh sống động như thật dưới đôi bàn tay tài hoa của nghệ nhân tranh kiếng duy nhất còn sót lại ở thị trấn Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Kỳ công học nghề

“Để làm bức tranh theo đơn đặt hàng này, tôi mất gần 2 tháng. Khách hàng là dân trí thức nên yêu cầu hết sức khắt khe, buộc tôi phải phác thảo để họ xem qua thì mới chịu đặt hàng. Tôi thích khách khó tính bởi họ góp ý thì mình cũng có cơ hội thử thách thêm tay nghề” - ông Thơ cho biết.

Nghề vẽ tranh kiếng ra đời đã gần 1 thế kỷ ở Lái Thiêu và người có công khai sáng là ông Trương Tường (gốc Triều Châu - Trung Quốc), cha ruột của ông Thơ. Ở nơi đất khách quê người, đam mê hội họa sẵn có trong máu cùng ý chí lập thân đã giúp ông Tường khai sinh ra một nghề mới mẻ, độc đáo và đậm dấu ấn văn hóa Nam Bộ. Một lần rảnh rỗi, ông thử dùng cọ phác họa chân dung Phật bà Quan Âm lên một tấm kiếng, sau đó trộn bột vẽ với dầu cá để tô lên. Nét cọ tài hoa cùng với cách phối màu bắt mắt khiến bức tranh hiện lên sống động như thật gây sửng sốt cho bà con lối xóm. Dân cư trong vùng lúc ấy phần lớn theo đạo Phật nên nhiều người rất thích và liên tục đặt mua tranh. Từ tranh chân dung, ông Tường chuyển sang vẽ tranh thờ tự, phong cảnh, câu đối... tùy nhu cầu của khách. Nghề vẽ tranh trên kiếng ở Lái Thiêu đã hình thành một cách tự nhiên như vậy và ông Tường được xem là tổ nghiệp.

Nghệ nhân Trương Cung Thơ và một bức tranh kiếng vừa hoàn thiện Ảnh: KHÁNH AN

Nghệ nhân Trương Cung Thơ và một bức tranh kiếng vừa hoàn thiện Ảnh: KHÁNH AN

Cùng với anh ruột là Trương Văn Huê, ông Thơ được cha truyền nghề từ năm lên 10 tuổi. Tan học, thay vì la cà với đám bạn thì ông lại xuống xưởng xem cha làm tranh và cặm cụi học nghề. Từ cách cầm cọ phóng tác (phác họa), vẽ nét (định hình) đến đánh màu, ông Tường tận tâm uốn nắn, chỉ dạy cho 2 con. Ông Thơ vốn sáng dạ, lại có khiếu nên không khó lĩnh hội tinh hoa nghề nghiệp gia truyền. 15 tuổi, ông đã tự hoàn thiện bức tranh kiếng chủ đề Hai chị em gái trong sự ngỡ ngàng của cha. Nét vẽ mềm mại cùng cách phối màu tinh tế đã thể hiện được cái thần của 2 nhân vật trong tranh, điều khó có thể có được ở một người thợ mới chập chững vào nghề. Bức tranh được trưng ở cửa tiệm vài phút là có khách đến mua với giá mười mấy đồng bạc khiến cậu Thơ mừng đến phát khóc.

Dồn hết tâm huyết vào nét cọ

Lúc hưng thịnh, làng nghề vẽ tranh kiếng ở Lái Thiêu có vài chục nhà kinh doanh. Chất lượng và độ tinh xảo của tranh kiếng Lái Thiêu vang xa khắp Nam Kỳ lục tỉnh, thậm chí đến Nam Vang (Phnom Penh - Campuchia). Dọc các bến sông thời ấy, ghe thuyền tứ xứ đổ về lấy tranh để phân phối, rất nhộn nhịp, nhất là thời điểm cận Tết. Khách hàng ở xa tìm đến ông Thơ không chỉ vì ông là người duy nhất còn lại của làng nghề mà vì quý mến tài năng và thái độ làm việc hết sức nghiêm túc ở ông.

Ông Nguyễn Thanh Nhân, một người chuyên sưu tầm tranh kiếng ở Bình Dương, đánh giá: Mỗi bức tranh do chú Thơ thực hiện là một tác phẩm hoàn thiện về bố cục, sự hài hòa về màu sắc và thể hiện được cái hồn của người nghệ sĩ.

Điểm nhấn độc đáo của nghệ thuật vẽ tranh trên kiếng là phải vẽ từ phía sau mặt kiếng, vì khi vẽ xong tấm kiếng phải lật lại, phía trước không có nét vẽ mới là mặt chính của tranh. Nhiều chi tiết đáng lẽ phải vẽ sau cùng thì ở tranh kiếng phải vẽ trước tiên. Điều này đòi hỏi óc thẩm mỹ, sự khéo léo ở nghệ nhân. Ông Thơ cho biết thêm: Để hoàn thành một bức vẽ, người thợ cần có kiến thức văn hóa vùng miền nhất định, phải động não để nghĩ ra cách bố cục hợp lý cho các chủ thể trong ảnh. “Bố cục hợp lý sẽ khiến tấm ảnh không bị rối mắt, người thợ cũng biết mình sẽ phải phác họa cảnh nào trước, cảnh nào sau, nhờ vậy mà tiết kiệm nhiều thời gian” - ông Thơ nói. Đặc biệt, khi phác họa, người thợ phải cố gắng duy trì cái tâm ở trạng thái tĩnh, dồn hết tâm huyết vào những nét cọ, có như vậy bức ảnh mới sống động. Kiếng dùng để vẽ tranh phải là kiếng trong, không có bọt.

Một công đoạn khó không kém là đánh màu. Sau khi định hình tranh, người thợ sẽ thực hiện công đoạn tô màu. Vì không được phép đánh màu 2 lần và phải thực hiện liên tục để tránh hiện tượng chồng màu nên người thợ phải tỉ mỉ. “Nguyên tắc là phải tô từ trong ra ngoài, nếu làm ngược quy trình coi như bỏ tranh” - ông chia sẻ bí quyết. Nhờ vậy mà tranh của ông ấn tượng, thu hút khách hàng hơn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo