xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bát nháo cho thuê lao động

Bài và ảnh: ĐÔNG BẮC

Do hoạt động cho thuê lại lao động chưa được pháp luật thừa nhận nên khi xảy ra tranh chấp, hợp đồng bị vô hiệu, người lao động gánh chịu thiệt thòi

Đến ngày 1-5-2013, Bộ Luật Lao động sửa đổi mới có hiệu lực, thừa nhận mô hình cho thuê lại lao động với những quy định nghiêm ngặt. Tuy nhiên, tại thời điểm này, không chỉ TPHCM mà ngay tại Hà Nội, theo điều tra của chúng tôi, có hàng chục doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ cho thuê lao động không hề được cấp phép. Đó là các công ty: TNHH Thương mại và Dịch thuật Nam Triệu, TNHH Thương mại và Dịch vụ Bách Mỹ, Việt Nhật, An Phát, Toàn Cầu, NIC, ITM… Thậm chí cả DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng “góp mặt”.
 
img

15 người lao động được ông Phạm Trọng Giáp (bìa trái) bàn giao cho Công ty TNHH Katolec Việt Nam ngày 18-3

Làm chui còn quảng cáo rùm beng!           

Bà Nguyễn Thu Bình, chuyên viên Phòng Lao động - Ban Quản lý các KCN-KCX Hà Nội, cho biết qua kiểm tra hợp đồng lao động của người lao động (NLĐ) tại nhiều DN trong các KCN-KCX Hà Nội mấy năm gần đây, Ban Quản lý phát hiện nhiều DN đã ký hợp đồng thuê lại lao động của một số DN không có chức năng làm dịch vụ cung ứng lao động. Điển hình như Công ty TNHH Thương mại và Dịch thuật Nam Triệu (Cổ Nhuế, Từ Liêm - Hà Nội) đã cung ứng hàng trăm công nhân cho nhiều DN trong các KCN-KCX Hà Nội.

Mới đây, báo chí phát hiện Công ty Nippon Manufacturing Service Quốc tế Việt Nam - Công ty Nippon (quận 3 - TPHCM) chỉ có chức năng tư vấn quản lý nguồn nhân lực, hoàn toàn không có ngành nghề cho thuê lại lao động hay phái cử lao động nhưng nhiều năm qua, DN này đã hoạt động cho thuê lại lao động cho nhiều DN có vốn đầu tư Nhật Bản tại nhiều tỉnh, thành.
 
Đặc biệt, DN này còn quảng cáo rùm beng trên báo chí Nhật Bản về việc cung cấp dịch vụ nêu trên tại Việt Nam và tự nhận mình là một trong những “DN đầu tiên được cấp phép thực hiện hoạt động phái cử lao động”. Bà Thu Bình bức xúc: “Tôi đã cảnh báo nhiều DN là chức năng của Nam Triệu không hề có dịch vụ cung ứng lao động và đã yêu cầu dừng lại việc này nhưng DN thiếu nhân công nên cố tình làm trái luật, rất lộn xộn và hậu quả là quản lý rất mệt mỏi. Đáng ngại hơn là rủi ro sẽ rơi vào NLĐ”.

Coi thường cơ quan chức năng

Ông Nguyễn Quốc Việt, Trưởng Phòng Đầu tư - Ban Quản lý các KCN-KCX Hà Nội, cho biết đầu tháng 3-2013 đã kiểm tra thường kỳ về hoạt động của văn phòng đại diện Công ty Nippon tại TP Hà Nội (tòa nhà Techno-center, KCN Thăng Long, Đông Anh - Hà Nội). Theo giấy phép, Công ty Nippon không có dự án sản xuất linh kiện điện tử; không có dự án sản xuất, chi nhánh, dự án tại khu vực phía Bắc.

Tuy nhiên, tại buổi kiểm tra, đoàn công tác đã phát hiện việc tổ chức dịch vụ cho thuê lao động của văn phòng đại diện và tiến hành lập biên bản; đề nghị báo cáo giải trình toàn bộ những vấn đề liên quan đến sai phạm này trong tháng 3-2013 đồng thời không được tiếp tục quảng cáo về việc cung ứng lao động, gỡ bỏ những quảng cáo hiện còn lưu hành. “Công ty Nippon không có chức năng cung ứng lao động nên hoạt động này là trái pháp luật. Chúng tôi yêu cầu họ dừng ngay việc làm sai phép trên vì hoạt động này không đúng với giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đã cấp” - ông Việt khẳng định.

Điều đáng nói là trong khi Ban Quản lý đang yêu cầu văn phòng đại diện Công ty Nippon giải trình về việc cho thuê lao động thì ngay trong ngày 18-3, DN này lại tiếp tục bàn giao cho Công ty TNHH Katolec Việt Nam (KCN Quang Minh, Mê Linh - Hà Nội) 15 lao động. Việc làm này do chính ông Phạm Trọng Giáp, cán bộ của Công ty Nippon, trực tiếp thực hiện.

Quản lý lỏng lẻo, thiếu chế tài

Cũng do tự phát, quản lý lỏng lẻo, thiếu chế tài đối với hoạt động cho thuê lại lao động đã dẫn đến quyền lợi của NLĐ bị thiệt hại. Theo luật sư Vũ Thái Hà, Chủ tịch Công ty Luật TNHH YouMe, việc quảng cáo sai sự thật, kinh doanh dịch vụ không được phép không chỉ vi phạm pháp luật về lao động, kinh doanh mà còn vi phạm pháp luật về quảng cáo.

Đáng lo ngại hơn, quyền lợi của NLĐ sẽ rất bấp bênh khi ký hợp đồng với các DN cho thuê lại lao động không có giấy phép như Công ty Nippon. “Khi xảy ra tranh chấp, giao dịch giữa các bên thuê và cho thuê lại lao động có thể bị coi là vô hiệu do công ty này không có chức năng kinh doanh. Hơn nữa, trong những trường hợp tranh chấp như thế này, các cơ quan chức năng cũng không khỏi lúng túng khi khung pháp lý về hoạt động cho thuê lại lao động chưa rõ ràng và thiếu các chế tài xử lý” - luật sư Vũ Thái Hà nhận định.
 

Hoạt động trái pháp luật

Ông Nguyễn Vũ Điệp, Trưởng Phòng Lao động - Ban Quản lý các KCN-KCX Hà Nội, khẳng định hoạt động cho thuê lại lao động như Công ty Nippon hay Nam Triệu cũng như việc thuê lại nhân công của các DN hiện nay là trái pháp luật. “Tới đây, nghị định hướng dẫn thi hành Bộ Luật Lao động được ban hành cho phép một số DN có chức năng này và chỉ ở một số ngành nghề chứ không phải toàn bộ, các ngành nghề này thuộc phạm vi ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đặc biệt là các DN cho thuê lại lao động phải có quỹ vốn lớn để có trách nhiệm bồi hoàn cho NLĐ khi DN sử dụng lao động không còn khả năng trả lương, nếu không NLĐ sẽ rất thiệt thòi”- ông Điệp cho biết.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo