xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ LĐ-TB-XH lên tiếng về việc hợp nhất Thuế và BHXH

Đ.Viên Ảnh: HOÀNG TRIỀU

(NLĐO)- Việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật quản lý thuế sang các khoản thu khác là một vấn đề lớn cần đánh giá tác động toàn diện để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tính khả thi, phù hợp với thực tiễn khi triển khai thi hành

Bộ LĐ-TB-XH vừa có công văn gửi Bộ Tài chính góp ý về đề nghị xây dựng Luật quản lý thuế (sửa đổi), trong đó có những nội dung liên quan đến đề xuất cơ quan Thuế thu các khoản BHXH bắt buộc trong các doanh nghiệp (DN). 

Theo Bộ LĐ-TB-XH, mặc dù dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Luật quản lý thuế (sửa đổi) do Bộ Tài chính soạn thảo đề xuất một vấn đề lớn và mới là cơ quan Thuế thu các khoản BHXH bắt buộc, nhưng vấn đề này lại không được đánh giá trong báo cáo tổng kết thi hành Luật cũng như báo cáo kinh nghiệm quốc tế về một số vấn đề liên quan đến quản lý thuế. Trong khi đó, từ năm 2009 đến nay, Bộ Tài chính đã tổ chức nghiên cứu tình hình thực tiễn trong nước và kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này…

Bộ LĐ-TB-XH lên tiếng về việc hợp nhất Thuế và BHXH - Ảnh 1.

Bộ LĐ-TB-XH cũng dẫn chứng, tại Điều 6 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14-5-2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì những dự kiến chính sách mới phải được đánh giá tác động về kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính và tác động đối với hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, dự thảo báo cáo đánh giá tác động gửi kèm trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật quản lý thuế (sửa đổi) lại có đánh giá tác động sơ sài, chưa đầy đủ hết các nội dung theo yêu cầu của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

Về phạm vi điều chỉnh của Luật quản lý thuế, Bộ LĐ-TB-XH chỉ rõ, theo quy định tại Điều 1 Luật quản lý thuế năm 2006 thì luật này quy định việc quản lý các loại thuế, các khoản thu khác thuộc NSNN do cơ quan quản lý thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Khoản 4, Điều 3 Luật BHXH quy định quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước. Khoản 4, Điều 8 quy định BHXH Việt Nam tham gia, phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Tài chính, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý thu, chi, bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ BHXH. Đồng thời, Khoản 3 Điều 13 cũng quy định cơ quan BHXH thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật quản lý thuế sang các khoản thu khác ngoài NSNN" là một vấn đề lớn cần đánh giá tác động toàn diện để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tính khả thi, phù hợp với thực tiễn khi triển khai thi hành, nhất là đảm bảo chính sách mới có giá trị gia tăng so với chính sách hiện hành. Các mặt cần đánh giá như: Hệ thống pháp luật (số lượng và nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế và BHXH cần sửa đổi, bổ sung, thay thế); TTHC (số lượng các hồ sơ, thủ tục về thuế, BHXH… cần điều chỉnh); tác động đến tổ chức bộ máy, nhân sự của ngành Thuế và ngành BHXH, tác động đến NLĐ, DN…

Văn bản của Bộ LĐ-TB-XH cũng dẫn tài liệu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy, có nhiều quốc gia thực hiện kết hợp giữa quản lý thu thuế và quản lý thu BHXH. Song tùy thuộc vào khung khổ pháp lý và mức độ phát triển của hệ thống hạ tầng quản lý, mà mỗi quốc gia quyết định mức độ kết hợp. Cụ thể chia thành 3 nhóm:

Nhóm thứ nhất, lựa chọn cách thức chia sẻ thông tin về đối tượng, tiền lương, thu nhập giữa cơ quan Thuế và cơ quan thu BHXH để bảo đảm thu đúng, thu đủ và hạn chế việc chậm đóng, trốn đóng. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới lựa chọn theo cách thức này. Tại một nửa số tỉnh của Trung Quốc đã thực hiện kết hợp theo cách thức này, một nửa số tỉnh còn lại vẫn do cơ quan BHXH thu.

Nhóm thứ hai, lựa chọn cách thức quản lý thu riêng, nhưng dùng chung một bộ thủ tục, hồ sơ để thuận tiện cho NLĐ, người sử dụng lao động trong kê khai, đối chiếu cũng như cho các cơ quan quản lý trong việc theo dõi, hạn chế việc chậm đóng, trốn đóng. Hiện nay, một số quốc gia tại châu Mỹ- La tinh như Argentina, Uruguay đang thực hiện theo cách thức này.

Nhóm thứ ba, lựa chọn cách thức cơ quan Thuế đứng ra thu các khoản BHXH. Cách thức này có ít quốc gia lựa chọn nhất, thông thường chỉ có ở các quốc gia có dân số ít và hạ tầng quản lý (CNTT) hiện đại như Hà Lan, Macedonia thực hiện theo cách thức này.

Đối chiếu với bối cảnh khung khổ pháp lý và hạ tầng quản lý của Việt Nam hiện nay, Bộ LĐ-TB-XH nhấn mạnh nên lựa chọn theo nhóm thứ nhất là phù hợp.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo