Điều đặc biệt quan trọng là tập thể người lao động (NLĐ) phải lựa chọn được một cán bộ CĐ mà họ tin tưởng và tôn trọng. Nên khuyến khích những NLĐ không nắm giữ vị trí quản lý cấp cao làm chủ tịch CĐ hoặc thành viên ban chấp hành CĐ, trên cơ sở đó NLĐ sẽ cảm thấy dễ xác định và tin tưởng hơn vai trò lãnh đạo của những cán bộ này.
CĐ cần hợp tác với người sử dụng lao động dù trên thực tế có thể có những mâu thuẫn về lợi ích khó tránh khỏi. Khi có bất đồng, hai bên cần xác định vấn đề một cách rõ ràng, tiếp thu và cùng nỗ lực giải quyết.
2- CĐ có thể thương lượng để ký kết một thỏa ước lao động tập thể thực chất về lương và lợi ích với những lợi ích cao hơn những quy định của pháp luật lao động.
Thương lượng tập thể là cơ hội quan trọng nhất để CĐ thể hiện vai trò lãnh đạo một cách có ý nghĩa nhất với NLĐ. Thỏa ước lao động tập thể là cơ hội quan trọng để NLĐ đàm phán về tiền lương và một số vấn đề mà NLĐ quan tâm như chế độ làm thêm, an toàn lao động, chất lượng bữa ăn, cơ hội được đào tạo, nhà ở, đi lại, nghỉ ngơi, giải trí và các vấn đề khác ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống của họ.
Bất kỳ vấn đề nào có nguy cơ dẫn tới đình công cần phải được đàm phán và giải quyết trong quá trình thương lượng tập thể. Nên quy định một ngày trong năm để thương lượng về các vấn đề tiền lương, điều kiện làm việc v.v... Điều này sẽ giúp NLĐ hành động có tính kỷ luật hơn về cách thức và thời điểm đưa ra đề xuất và yêu cầu của mình.
Không được ký kết thỏa ước lao động tập thể khi tập thể NLĐ chưa thông qua và nhất trí với nội dung thỏa ước. Việc NLĐ được tham gia thông qua bản thỏa ước sẽ tạo cho họ tinh thần làm chủ và ý thức trách nhiệm đối với việc thực hiện bản thỏa ước của chính họ.
3- Trình bày tâm tư nguyện vọng và khúc mắc của các thành viên CĐ, của tập thể lao động trong cuộc họp định kỳ với ban lãnh đạo DN và ban chấp hành CĐ.
Yêu cầu lãnh đạo DN bố trí họp định kỳ với CĐ. Hãy trình bày tâm tư nguyện vọng và khúc mắc của NLĐ trong những cuộc họp đó. Đồng thời hãy lắng nghe tâm tư nguyện vọng của lãnh đạo. Các buổi họp phải được lên kế hoạch trước và tiến hành thường xuyên. Cũng cần hiểu rằng không phải vấn đề nào cũng có thể được giới sử dụng lao động nhất trí. Đôi khi qua bất đồng, hai bên lại hiểu rõ vấn đề hơn và đạt được giải pháp thỏa đáng.
4- Kịp thời giải quyết tranh chấp ngay khi phát sinh. Cần có một cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng, minh bạch và nhanh chóng để giải quyết mọi vấn đề một cách nhanh chóng và kịp thời.
Luôn nỗ lực giải quyết vấn đề ngay ở cấp thấp nhất. Tìm hiểu lợi ích của mỗi bên bằng cách đặt câu hỏi “Tại sao?”. Tôn trọng quyền và lợi ích của mỗi bên, dù lợi ích đó đôi khi không tương đồng với lợi ích của bên mình. Cố gắng đạt đến một giải pháp cả hai bên cùng có lợi và đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cả hai bên. Hãy liên hệ với cán bộ CĐ cấp huyện hoặc tỉnh nếu không thể giải quyết được vấn đề và liên hệ với hòa giải viên, các cơ quan chức năng cấp quận, huyện và tỉnh khi không thể giải quyết được tranh chấp tại doanh nghiệp.
Bình luận (0)