Hoạt động CĐ tại Công ty TNHH Hansae Việt Nam (huyện Củ Chi- TPHCM) ổn định nhờ doanh nghiệp trích nộp đủ kinh phí CĐ
Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, các thành phần kinh tế phát triển không ngừng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới mẻ, phức tạp trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và NLĐ. Chính vì vậy, chức năng quan trọng nhất của CĐ được xác lập là đại diện cho NLĐ. Muốn xây dựng quan hệ lao động hài hòa, cân đối thì cần thiết phải xây dựng tổ chức CĐ thật sự vững mạnh, đủ sức đại diện cho NLĐ để thương lượng với giới chủ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho NLĐ.
Ủng hộ quy định phải trích nộp kinh phí CĐ, nhiều ý kiến thống nhất nhận định: CĐ Việt Nam chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, là tổ chức đại diện cho CNVC-LĐ và hoàn toàn không giống tổ chức CĐ các nước tư bản nên ngoài khoản đoàn phí, Luật CĐ năm 1990 còn quy định nghĩa vụ trích nộp kinh phí CĐ của người sử dụng lao động. Điều này thể hiện bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân của chế độ ta bởi toàn bộ khoản trích nộp kinh phí này đều phục vụ hoạt động CĐ, chăm lo cho NLĐ cả vật chất lẫn tinh thần, không sử dụng vào mục đích khác. Do vậy, luật hóa việc trích nộp kinh phí CĐ là cần thiết, tạo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân; nâng cao vai trò CĐ ở trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng để thuyết phục được doanh nghiệp tự giác trích nộp kinh phí, cần quản lý nguồn kinh phí đúng pháp luật; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thu chi, sử dụng kinh phí.
Bình luận (0)