Thứ Tư, 8/1/2025
xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảnh giác với cạm bẫy lừa đảo

Bài và ảnh: HƯƠNG HUYỀN

Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người lao động, các đối tượng đã bày ra nhiều hình thức lừa đảo tinh vi để trục lợi

Để có tiền đóng học phí cho con học đại học, chị T.T.T.H, công nhân (CN) một công ty tại huyện Hóc Môn, TP HCM, quyết định vay 20 triệu đồng qua một ứng dụng (App) quảng cáo trên mạng xã hội. Kết quả tiền vay chưa đến tay nhưng nhiều ngày qua đối tượng "cho vay" đã liên tục hối thúc trả lãi kèm hăm dọa và khủng bố tinh thần.

Tiền vay chưa tới tay đã bị đòi nợ, đe dọa

Chị H. cho biết trước đây có đứng tên giúp người thân vay tiền ngân hàng. Sau đó, gặp khó khăn do dịch COVID-19, người thân mất khả năng trả nợ và tên chị bị lưu vào danh sách nợ xấu, không thể vay tiền qua ngân hàng hay các tổ chức tín dụng chính thống.

Cảnh giác với cạm bẫy lừa đảo - Ảnh 1.

Người lao động có thể tìm việc thông qua các sàn giao dịch việc làm chính thống để tránh bị lừa

Đang lúc túng quẫn, chị đọc được quảng cáo của một App cho vay tiền không thế chấp, lãi suất thấp trên Facebook nên rất mừng. Làm theo hướng dẫn, chị H. được kết nối qua Zalo với một người tự xưng là nhân viên (NV) chăm sóc khách hàng của Công ty TNHH TMCP Tài chính Tín dụng C.G.C (chi nhánh quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). NV này khẳng định có nợ xấu vẫn được vay và người vay chỉ cần gửi hình cá nhân, CCCD và có số tài khoản là được.

Sau khi thống nhất khoản vay 20 triệu đồng trong 24 tháng, lãi suất 1%/tháng qua điện thoại, chị H. đã ký tên vào hợp đồng vay tiền do người này gửi đến. Theo thỏa thuận, khi hoàn tất thủ tục vay, tiền sẽ được chuyển vào tài khoản chị H. Tuy nhiên, sau đó, thay vì nhận được tiền chị H. lại nhận được thông báo đóng băng khoản vay tại ngân hàng từ công ty cho vay với lý do tên chủ số tài khoản ngân hàng không trùng khớp với tên người vay trong hợp đồng vay.

Để chứng minh số tài khoản chính chủ, công ty yêu cầu chị H. phải chuyển 5 triệu đồng vào số tài khoản được chỉ định. Sau khi xác minh số tài khoản đúng phía công ty sẽ chuyển cho người vay cả tiền vay và tiền xác minh là 25 triệu đồng. "Thấy số tài khoản ghi trong thông báo bị thiếu 1 số so với thông tin đã cung cấp, tôi có báo cho NV làm việc với mình nhưng người này không giải quyết mà cứ gửi số tài khoản rồi hối thúc chuyển 5 triệu đồng. Nghi ngờ lừa đảo nên tôi không chuyển tiền" - chị Hiền cho hay.

Hối thúc không xong những ngày sau đó đối tượng này liên tục gọi điện, nhắn tin khủng bố tinh thần chị H. Chúng yêu cầu chị phải thực hiện trả lãi đúng hạn vào ngày 16 hằng tháng, nếu không sẽ bị tung thông tin, hình ảnh cá nhân lên mạng xã hội, xiết nhà… Khi dọa báo công an, chúng thách thức rằng trong tay có hợp đồng vay tiền có chữ ký của chị H. và việc thu nợ là hợp pháp.

Nhiều hình thức tinh vi

Tận dụng sự phát triển của mạng xã hội, nhiều hình thức lừa đảo tinh vi đã được các đối tượng bày ra khiến không ít người lao động (NLĐ) mắc bẫy do đánh trúng vào tâm lý, khó khăn về kinh tế và sự nhẹ dạ, cả tin.

Đơn cử như trường hợp của chị N.H.T (ngụ tại huyện Cần Giờ, TP HCM) xảy ra mới đây. Trước đây, chị T. là CN có tham gia BHXH. Sau khi nghỉ việc hơn 1 năm, chị mới mang thai và sinh con nên không được hưởng chế độ thai sản vì theo quy định, NLĐ phải đóng BHXH đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Trong một lần truy cập Facebook, T. thấy có trang "Bảo hiểm Việt Nam: Cung cấp dịch vụ giải ngân trước hạn; làm lại sổ BHXH; hỗ trợ giải ngân hồ sơ quá hạn". Kết nối qua tin nhắn với trang này, người tự xưng là "chuyên viên của BHXH Việt Nam" khẳng định chị T. vẫn được hưởng chế độ thai sản "quá hạn" với số tiền hơn 17,7 triệu đồng, sẽ được chuyển trong 5 lần, lệ phí chuyển là 820.000 đồng/lần.

Chị T. chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng và hình chụp CCCD cho họ. Chị thực hiện theo và chuyển khoản lệ phí lần đầu 820.000 đồng. Sau đó, "chuyên viên" này nhắn tin yêu cầu T. xác nhận thông tin và đề nghị chị chuyển tiếp lệ phí 4 lần còn lại để được nhận toàn bộ số tiền ngay trong ngày. Thấy khả nghi, chị T. đã đến BHXH huyện Cần Giờ để tìm hiểu và biết mình đã bị lừa. Ngay sau đó, đối tượng cũng đã xóa tài khoản trên mạng xã hội.

Còn chị L.T.K (tỉnh Bến Tre) lên TP HCM tìm việc làm. Thấy thông tin tuyển dụng NV bán hàng tại hệ thống siêu thị Co.opmart của một công ty ở quận Gò Vấp trên mạng xã hội, chị K. tìm đến ứng tuyển và được nhận. Tuy nhiên, NV tuyển dụng yêu cầu trước khi nhận việc phải lấy 3 sản phẩm (nước rửa chén, sữa tắm, nước lau sàn) của công ty với 275.000 đồng về dùng để trải nghiệm và tư vấn cho khách hàng.

Sau khi đóng tiền, chị K. nhận được tờ giấy hẹn chỉ ghi họ tên, thời gian nhận việc và số điện thoại để liên hệ. "Đến ngày hẹn, tôi gọi điện thoại thì được hẹn đến hết siêu thị này đến siêu thị khác nhưng khi đến không gặp được ai. Hỏi siêu thị thì họ nói không tuyển người. Khi quay lại công ty để đòi tiền thì họ đã trả nhà dọn đi mất" - chị K. bức xúc nói.

"Cơ quan Công an, BHXH thường xuyên cảnh báo những chiêu lừa mới và đề nghị người dân, nhất là NLĐ đề cao cảnh giác, không dễ dãi tin tưởng thông tin chưa được xác thực. Ngoài ra, không cung cấp thông tin cá nhân trên mạng xã hội, vì có thể bị các đối tượng lợi dụng chiếm đoạt tài khoản điện tử.

Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo