xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chớ coi là chuyện nhỏ!

Lê Quang Minh

Nhiều nhà quản lý quan niệm “nhìn chuyện nhỏ, xét đoán chuyện lớn” trong khi các bạn trẻ lại xem nhẹ vấn đề này

Nhân đọc chuyện về “bệnh đổ thừa” của các nhân viên trẻ, tôi thấy đó chỉ là một phần những nhược điểm của các bạn trẻ ngày nay. Có thể đối với các bạn đó là “chuyện nhỏ” song với những người lãnh đạo doanh nghiệp như chúng tôi, những chuyện đó chẳng nhỏ chút nào. Các bạn hãy thử đối chiếu với những điều tôi sắp nêu ra để xem mình có vướng phải những “bệnh” ấy không? Nếu có thì đó là câu trả lời vì sao các bạn chưa tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp trong mắt nhà tuyển dụng.

Ghi điểm bằng chào hỏi

Có lần một đoàn khách nước ngoài đến làm việc với công ty. Kết thúc buổi làm việc, trưởng đoàn đột ngột đề nghị được tham quan “một vòng công ty”. Tuy hơi bất ngờ pha lẫn e ngại nhưng tôi phải chấp thuận và đích thân đưa khách đi tham quan. Trên đường đi, thỉnh thoảng đoàn gặp một vài nhân viên. Tất cả đều dừng lại nhường đường và gật đầu chào khách. Tôi thấy nét mặt các vị khách lộ vẻ hài lòng.

Khi đến xưởng sản xuất, để không kinh động mọi người và làm gián đoạn công việc, khách bảo tôi đừng giới thiệu gì cả, cứ để họ quan sát. Khi họ đi ngang dãy bàn công nhân đang làm việc, các công nhân đều gật đầu và nói “Xin chào”. Kết thúc buổi tham quan, trưởng đoàn nói với tôi: “Hẳn là các bạn rất quan tâm đến việc giáo dục người lao động. Tôi thích sự thân thiện và cách ứng xử có văn hóa của nhân viên ở đây. Điều đó tạo cho chúng tôi niềm tin vào sản phẩm của các bạn”.

 

Chữ viết trong đơn xin việc cũng là một “chuyện nhỏ” thường được các nhà tuyển dụng lưu ý 
Ảnh: MAI CHI
Chữ viết trong đơn xin việc cũng là một “chuyện nhỏ” thường được các nhà tuyển dụng lưu ý Ảnh: MAI CHI

 

Rồi ông kể cho chúng tôi nghe việc mình đã từng từ chối ký một hợp đồng chỉ vì bắt gặp “sự im lặng lạnh lùng và những cái nhìn gườm gườm như muốn ăn tươi nuốt sống” của nhân viên một công ty ở KCN Tân Bình (TP HCM). Trong không khí thân mật, tôi tiết lộ với ông khách điều đầu tiên tôi lưu ý ở một ứng viên là “biết chào hỏi”. Sau đó, khi đã tuyển dụng, tôi cũng luôn quan tâm nhắc nhở người lao động của mình phải làm tốt điều này, không chỉ với khách hàng mà ngay cả trong nội bộ công ty.

Chuyện trong thang máy

Một lần tôi đến dự họp ở một cao ốc tọa lạc tại quận 1, TP HCM. Vì hôm đó có cuộc họp nên khách đến rất đông. Tôi chờ cả 15 phút vẫn không vào được thang máy. Lý do vì có quá nhiều bạn trẻ sợ trễ giờ nên tranh nhau, xô đẩy, giành giật để có một chỗ trong thang máy. Họ không hề biết nhường nhịn những người lớn tuổi như tôi. May mà có một người cùng đứng chờ với tôi, không thể chịu đựng nổi nên anh quát to: “Các anh chị không biết xếp hàng à?”. Trong lúc mọi người còn đang ngơ ngác thì anh ta đẩy tôi vào thang máy. Nhờ vậy mà tôi không trễ họp.

Trong giờ giải lao, có dịp nói chuyện với anh bạn đã giúp mình vào được thang máy, tôi biết anh là trưởng phòng nhân sự một công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Anh than thở: “Các bạn trẻ bây giờ nhiều người rất thiếu ý thức như vậy”. Rồi anh kể có lần giám đốc điều hành mới của công ty anh đến nhận nhiệm sở. Khi vào thang máy, ông gặp nhiều bạn trẻ chen lấn, nói chuyện ồn ào, giẫm cả lên chân mình. Ông lẳng lặng theo những người ấy đến tận các bộ phận họ làm việc, sau đó mời những người phụ trách đến phê bình gay gắt. Riêng anh chàng lỡ giẫm lên chân giám đốc điều hành, suýt bị cho nghỉ việc. May mà anh chàng rất giỏi ngoại ngữ nên đã trực tiếp đến xin lỗi sếp và được bỏ qua. Anh bạn mới quen của tôi đúc kết: “Có thể họ vô tư nhưng chỉ chuyện nhỏ như vào thang máy mà ứng xử không có văn hóa thì những chuyện khác chẳng hy vọng họ sẽ cư xử đàng hoàng”.

Và ở phòng họp

Một chuyện “nhỏ như con thỏ” khác mà nhiều bạn trẻ thờ ơ, không chú ý nhưng những người quản lý thì đặc biệt quan tâm. Sau mỗi cuộc họp, tôi có “tật” quan sát những chiếc ghế mà các nhân viên đã ngồi. Có một kinh nghiệm rút ra và thường rất đúng: Những nhân viên nào khi đứng lên, đồng thời cũng kéo chiếc ghế mình vừa ngồi vào đúng vị trí ban đầu của nó thì thường là những người tính cẩn thận, chu đáo, đáng tin cậy. Ngược lại, các nhân viên “xách đít” đi luôn, thậm chí còn kéo chiếc ghế mình vừa ngồi ra chắn ngang đường đi của người khác thì đó là những nhân viên hời hợt, dễ dãi, thiếu cẩn trọng và không đáng tin cậy.

Còn rất nhiều chuyện “lặt vặt” khác mà các bạn trẻ nên chú ý. Nhiều nhà quản lý quan niệm “nhìn chuyện nhỏ, xét đoán chuyện lớn”. Các bạn đừng cho rằng những chuyện tôi nêu là tiểu tiết, là chuyện vặt bởi chuyện vặt mà làm không tốt thì mong gì làm chuyện lớn thành công!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo