Trong đó có các vấn đề: hình thức văn bản pháp luật về đình công, chủ thể tham gia đình công, trình tự thủ tục đình công, giải quyết quyền lợi của người lao động trong thời gian đình công và cách thức giải quyết đình công đã được các đại biểu đặc biệt quan tâm.
Trong ngày làm việc đầu tiên, đại diện LĐLĐ các tỉnh, thành có nhiều khu công nghiệp tập trung và thường xuyên xảy ra đình công như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An đã thống nhất: Chủ thể lãnh đạo đình công phải là tổ chức CĐ; ở nơi chưa có CĐ cơ sở thì CĐ cấp trên cơ sở sẽ tổ chức đình công. Về việc trả lương cho thời gian đình công, tất cả các ý kiến đều cho rằng, khi đình công do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động phải được trả lương; nếu đình công không xuất phát từ quan hệ lao động thì không được trả lương. Đối với việc bồi thường thiệt hại do cuộc đình công gây ra, các đại biểu đều nhất trí: Trong quá trình đình công, nếu xảy ra manh động, đập phá máy móc thiết bị gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Riêng vấn đề hình thức văn bản pháp luật, có hai luồng ý kiến khác nhau nhưng đều thống nhất: Dù ban hành luật hay pháp lệnh, trước hết phải sửa đổi các quy định về đình công của Bộ Luật Lao động hiện hành để bảo đảm tính nhất quán theo quy định của luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Bình luận (0)