xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chúng tôi vừa trồng cây, vừa trồng người

Bài và ảnh: Hồng Hiệp

XÃ HỘI.- Đã tổ chức được 25 lớp học văn hóa và các lớp dạy nghề cho học viên

Cách TPHCM 350 km, cách trung tâm tỉnh Lâm Đồng 80 km, Trường Giáo dục đào tạo và Giải quyết việc làm số 2 (Trường 2) hiện đang quản lý 1.964 học viên. Dự kiến đến cuối năm số học viên của trường sẽ là 2.500 người.

Mấy năm cũng được, miễn là từ bỏ được ma túy

Đó là tâm sự của học viên (HV) Huỳnh Chấn Oai, quê ở Tiền Giang. Năm nay 34 tuổi nhưng trông Oai trẻ hơn nhiều. Bố mẹ Oai là chủ xưởng sản xuất tôn, gia đình giàu có nên Oai rất được cưng chiều. Năm 2001, Oai lên đây sau khi gia đình đã thử mọi cách cai tại gia nhưng thất bại. Đến nay Oai là giọng hát chủ lực trong đội văn nghệ thuộc nhóm HV tình nguyện. Oai tâm sự: “Mình lớn tuổi rồi, không muốn bị vấp ngã một lần nữa, lúc này cái mình cần chính là thời gian!”.

Với Nguyễn Quốc Đại (1985), quê ở Cần Giuộc, Long An thì khác. Đang học lớp 11, nghe lời bạn bè, Đại dùng thử rồi nghiện luôn. Chủ động đưa Đại lên đây cai nhưng bố mẹ lại muốn con mình được về sớm để tiếp tục học hành. Đại thì nghĩ khác: “Em mà về nhà lúc này chưa chắc đã bỏ được “nó”. Và cũng có những người không phải lần đầu đi cai, HV Nguyễn Mạnh T. (1980), nhà ở phường 14, quận Tân Bình, TPHCM, không nghề nghiệp lẫn trình độ văn hóa, đây là lần thứ 4 đi cai. Bà mẹ già đau yếu hơn 60 tuổi của T., khuôn mặt nhàu nát vì con, lâu lâu lên thăm chỉ biết khóc. “Lần này em quyết chí lắm! Em đang học và phụ làm mộc, lương mỗi tháng cũng được 300.000 đồng, mấy năm chẳng nghĩa lý gì, miễn là dứt được nó!...”. Và giọng T. chùng xuống: Lâu rồi không thấy mẹ lên thăm, em lo quá...

Hơn 80 người trong số các HV ở đây đã có gia đình. Ai cũng nhớ vợ con, muốn trở về gia đình. Nhưng, chỉ sợ trở về tái nghiện lại đi cai, như thế sẽ lại khoét sâu nỗi đau trong lòng những người thân hơn.

Chấp nhận thử thách

Thật thoải mái khi đối thoại với những các cán bộ (CB) trẻ tình nguyện nơi đây. Anh Dương Hồng Sơn, Bí thư Đoàn cơ sở, Chi Hội trưởng Hội Thanh niên tình nguyện, cho biết: “Bố mẹ mình ủng hộ hết lòng. Lúc còn ở Cần Thơ, mình đã xin chuyển lên đây, mới đóđã 3 năm. Đây là một môi trường làm việc hoàn toàn mới, có nhiều thử thách nhưng thú vị. Ở đây, tụi mình vừa trồng cây vừa... trồng người!”. 

Cũng thâm niên ở Trường 2 này còn có anh Đỗ Ngọc Long, Đội trưởng Đội HV tình nguyện, tâm sự: Đội mình là những HV tiêu biểu nhất ở đây. Họ là những HV thực sự tiến bộ. Công việc của mình là nắm bắt tư tưởng của HV để từ đó đề ra phương pháp rèn luyện họ. Cực nhưng thấy vui lắm. Bố mẹ mình từ Nam Định vào thăm con. Hai cụ hốt hoảng vì môi trường làm việc này và cứ nhất nhất bắt mình phải về quê lấy vợ.

Đáng nể nhất là anh Trần Văn Đường, Đội trưởng Đội số 1 (Đội Sản xuất đá xây dựng). Đây là đội có nhiều HV (273 người) trong đó có nhiều thành phần phức tạp từng là tay anh chị đâm thuê chém mướn chỉ để kiếm đủ “cữ” mỗi ngày, từng “khăn gói” đi cai đến lần thứ 11... Tốt nghiệp ĐH Nông Lâm, không an phận với công việc của một kiểm lâm viên, anh Đường lên Trường 2 với một tâm niệm: “Tuổi trẻ cần phải có trách nhiệm với xã hội và với chính bản thân mình”. Anh là một giáo dục viên trực tiếp đứng lớp dạy văn hóa cho HV đồng thời đưa họ ra công trường làm việc. Tôi hỏi anh có lo sợ không khi nơi làm việc của đội quá xa trường nhưng chỉ có một mình anh quản lý. “Ban đầu cũng lo lắm nhưng bây giờ thì anh em quen tính nết nhau nên không thấy gì đáng sợ nữa”. Vả lại công việc ở đây cũng có nhiều ý nghĩa để mình tình nguyện. Đó cũng là câu kết chung của hơn 135 CB trẻ trực tiếp quản lý HV, mặc dù trong họ còn nỗi niềm băn khoăn, lo lắng về công việc, về cơ hội trau dồi kiến thức...

Những điều trăn trở

Trường 2 là một đơn vị thuộc Lực lượng TNXP TPHCM, thành lập năm 1992, được bổ sung nhiệm vụ mới: tiếp nhận, chữa trị cai nghiện, kết hợp lao động sản xuất, giải quyết việc làm cho các đối tượng nghiện. Với hơn 60% HV của trường mù chữ, không nghề nghiệp cần có một lượng lớn CB giáo dục viên chuyên trách. Trường đã tổ chức được 25 lớp học văn hóa từ lớp 1 đến lớp 9 với 757 HV, tổ chức tập trung  dạy cho 103 HV các nghề như: Vi tính, điện, hớt tóc, đàn ghita...

Ông Võ Văn Thành, Giám đốc Trường 2, cho biết: “Hiện nay, trường đang tìm biện pháp để thu hút và giữ chân được lực lượng trí thức trẻ có trình độ chuyên môn, vững nghiệp vụ lên đây”. Cũng theo ông, phần lớn những CB đang làm việc đều là những tình nguyện viên trẻ năng lực không đồng đều, còn thiếu CB ở nhiều bộ phận, đặc biệt là CB cấp đội, tổ và giáo dục viên, một số chưa được đào tạo nghiệp vụ công tác xã hội. Đây lại là một địa bàn xa TP, đường giao thông đi lại khó khăn, rất bất lợi trong việc trao đổi hàng hóa, lương thực, thực phẩm và tiêu thụ các sản phẩm của trường, khó thu hút đầu tư liên kết sản xuất tạo việc làm và dạy nghề cho HV.

Điều khiến ông Thành cũng như những CB trẻ nơi đây lo lắng nhất vẫn là làm sao nhận được sự cảm thông, cái nhìn thiện cảm hơn của xã hội nói chung và của chính những người trong gia đình HV nói riêng đối với những người đang cai nghiện. Khi trở về hòa nhập cộng đồng, họ rất cần có một điểm tựa tinh thần để không thấy có sự cách biệt đối với những người xung quanh và hoàn toàn tự tin chống đỡ lại sự cám dỗ của ma túy, làm lại cuộc đời.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo