xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có được điều chuyển lao động nữ sau khi sinh?

(NLĐO) - Trong thời gian lao động nữ nghỉ thai sản, công ty đã bố trí người khác thay thế. Sau khi nghỉ thai sản, lao động nữ trở lại làm việc, công ty có quyền điều động lao động nữ đó sang 1 vị trí khác không?

Trường hợp lao động nữ không đồng ý với việc điều động của công ty thì có được không? Trường hợp công ty thay đổi cơ cấu tổ chức và vị trí cũ đó cũng không còn thì sao?

Xuan Nguyen Thi Cam (xuanntc@fpt.com.vn)
img
Doanh nghiệp muốn điều chuyển lao động nữ sang làm việc khác, phải thỏa thuận
 
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, trả lời:
 
Trường hợp muốn điều chuyển lao động nữ sang làm công việc khác, người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải thỏa thuận lại để thay nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động (HĐLĐ) mà 2 bên đã ký.
 
Trường hợp bị điều chuyển sang làm công việc khác trái với thỏa thuận thì lao động nữ có quyền gửi đơn yêu cầu hòa giải đến hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động cấp huyện để được hòa giải. Trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc mà vụ việc không được hòa giải hoặc được hòa giải nhưng không đồng ý với kết quả hòa giải thì lao động nữ có quyền khởi kiện ra TAND cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu tòa án can thiệp, bảo vệ quyền lợi.
 
Nếu thuộc trường hợp thay đổi cơ cấu tổ chức theo điều 17 Bộ Luật Lao động dẫn đến lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị mất việc thì NSDLĐ phải đào tạo lại để sử dụng vào chỗ làm việc mới chứ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Về phía lao động nữ, nếu không đồng ý với việc làm mới mà công ty đã bố trí thì có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
 
Cần lưu ý là thông thường, đối với lao động được tuyển dụng  để tạm thời thay thế công việc cho lao động nữ nghỉ thai sản thì NSDLĐ chỉ ký HĐLĐ thời vụ để lao động nữ hết thời gian thai sản thì sẽ được bố trí trở lại công việc cũ của mình.

Bạn đọc có thể gửi câu hỏi thắc mắc về pháp luật lao động theo địa chỉ: Chuyên mục “Tư vấn pháp luật lao động”, 14 Cách Mạng Tháng Tám, quận 1- TPHCM hoặc e-mail: phapluatlaodong@nld.com.vn

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo