icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cô giáo mù dạy chữ Braille

Bài và ảnh: Linh An

“Khi biết được đi học về làm giáo viên, tôi mừng quá nên đã khóc suốt mấy hôm. Tôi tự nhủ lòng, đây là cơ hội để mình đạt được ước mơ cháy bỏng”

Một giáo viên bình thường dạy học cho trẻ em khiếm thị đã khó, thế mà cô giáo Nguyễn Thị Thúy Nga bị mù hai mắt từ năm lên 12 tuổi đã trở thành một giáo viên không thể thiếu của các học sinh mù ở Quảng Trị. Có người ví cô như trước cầu nối giữa các học sinh khiếm thị với thế giới văn minh bên ngoài.

Người mẹ của những trẻ khiếm thị

Nhà cô ở xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ cách điểm dạy học ở phường 5, thị xã Đông Hà hơn 2 km. Hằng ngày, cô phải mò mẫm từng bước trên đường Hàm Nghi để đến trường. Căn phòng nhỏ dùng làm lớp học cho trẻ khiếm thị được đặt tại Hội Người mù tỉnh Quảng Trị. Học trò chủ yếu là người dân tộc vùng cao, gia đình khó khăn, nhiều nhà có đến 3 người con khiếm thị học cùng lớp. Cô giáo dạy chữ Braille năm nay tròn 36 tuổi, nước da trắng ngần, giọng nói nhẹ nhàng. Nếu không quan sát kỹ, ít ai biết cô Thúy Nga bị mù cả hai mắt. Học sinh ở lớp khiếm thị xem cô Thúy Nga như là cô, là mẹ, là tất cả những gì mà các em cảm thấy gần gũi, thân thương nhất.

Lớp học im lặng. Học sinh chăm chú lắng nghe cô dạy. Thỉnh thoảng có em thưa cô: “Một nửa, hay còn nữa hả cô”. Và cô vui vẻ trả lời, dặn dò. Chữ Braille là loại chữ nổi dành cho người mù được viết ngược, đọc xuôi. Học sinh dùng “ngòi viết” là một thỏi sắt nhọn đâm xuống miếng giấy được lót sẵn vào tấm bảng nhựa có lỗ. Viết xong, các em cầm trang giấy lên lật ngược lại rồi mò mẫm đọc bài bằng cảm giác từ các... đầu ngón tay của mình.

Chuẩn bị tiết dạy, cô Nga phải nhờ người sáng mắt đọc những bài học ở sách giáo khoa dành cho học sinh phổ thông (sáng mắt) để chép lại bằng chữ Braille. Chép xong các giáo trình, cô lại mang lên lớp dạy cho các em bằng tất cả tấm lòng. Sự nhiệt tình, tận tụy của cô Nga đã truyền đạt cho những học trò không may mắn biết cảm nhận cuộc sống, yêu đời và sống có ích để sớm được hòa nhập cộng đồng.

Vượt lên số phận

Năm 12 tuổi, trong một lần nấu cơm giúp gia đình, không may một quả đạn có sẵn trong lòng đất ở bếp phát nổ, làm cô Nga hỏng cả đôi mắt. Từ một người con gái mới lớn vừa biết cảm nhận cuộc đời, bỗng dưng bị mù lòa, cô Nga nhiều lần nghĩ đến cái chết. Nhưng, nhờ sự động viên của cha mẹ, họ hàng, cô đã dần dần trở lại cuộc sống bình thường.

Nhà nghèo, neo người nên tuy bị mù lòa nhưng mỗi ngày cô vẫn phải phụ giúp gia đình, như nấu cơm, mò mẫm ra đồng hái rau về nuôi lợn. Biết gia đình đang khó khăn mỗi bữa, cô giấu lại một nắm gạo vào hũ sành. Nếu có tiền mẹ cho đi chợ thì cô cũng tìm cách nhín lại vài đồng... Đến mùa giáp hạt, Nga mang gạo và tiền ra gửi mẹ để có lo bữa cơm cho gia đình. Những lúc ấy, mẹ cô nghẹn ngào chảy nước mắt trước sự lo toan của đứa con gái mù lòa.

Năm 1996, Hội Người mù Quảng Trị tuyển người mù có trình độ cho ra Hà Nội học chữ Braille để về dạy lại cho các em nhỏ. Thúy Nga được tuyển chọn và trở thành giáo viên duy nhất dạy chữ Braille tại Quảng Trị. Cô nói: “Khi biết được đi học về làm giáo viên, tôi mừng quá nên đã khóc suốt mấy hôm. Tôi tự nhủ lòng, đây là cơ hội để mình đạt được ước mơ cháy bỏng”.

Hạnh phúc... đầy vơi

Mới học đến ngày thứ ba, các thầy cô giáo đã phải ngạc nhiên trước sự thông minh của Nga, vì cô đã viết, đọc được chữ Braille. Và tại đây, cô đã gặp được một người đem lòng yêu thương. Cô nói nghèn nghẹn: “Làm phụ nữ, dù tật nguyền hay lành lặn, ai mà chẳng muốn có gia đình hạnh phúc và có con...”. Ban đầu, gia đình cô cấm đoán vì sợ con gái mình gặp khó khăn hơn khi sinh đẻ. Nhưng vì yêu nhau quá nên cô quyết định lấy anh làm chồng và có với nhau một đứa con gái. Tuy nhiên, hạnh phúc ấy cũng không được dài lâu.

Gần 8 năm trôi qua, một mình cô vừa nuôi con gái vừa mò mẫm đi dạy học. Với thu nhập mỗi tháng 400.000 đồng, hai mẹ con cô chắt chiu sống qua ngày. Đứa con gái của cô nay đang học lớp một. Cháu bé rất xinh xắn, dễ thương, giúp mẹ được nhiều việc. Khi tôi hỏi cô có biết con gái mình rất đáng yêu không, cô hạnh phúc trả lời: “Hằng ngày sờ nắn vào nét mặt của cháu Châu Loan, tôi cảm nhận được con gái của mình đang lớn lên và đáng yêu vô cùng. Lòng tôi tràn đầy hạnh phúc”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo