xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ hội cho 100.000 người

DUY QUỐC thực hiện

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước, cho rằng việc giảm dần chi phí cùng với việc mở thêm thị trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Phóng viên: Năm 2015, cả nước đưa 115.980 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 122% kế hoạch năm. Theo ông, những yếu tố nào tác động tích cực đến kết quả trên?

- Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh: Đây là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam đưa được trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (năm 2014 là 105.000 người). Đài Loan và Nhật Bản vẫn là 2 thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam nhiều nhất. Trong đó, Đài Loan 67.121 người (chiếm 57,87%) và Nhật Bản 27.010 người (23,23%).

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước

 

Ngoài nguyên nhân khách quan là Đài Loan và Nhật Bản gia tăng nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam, thành công còn nhờ chúng ta tập trung triển khai các giải pháp thúc đẩy 2 thị trường chủ lực này. Đối với thị trường Nhật Bản, năm qua chúng tôi đã tập trung chấn chỉnh hoạt động đưa thực tập sinh sang Nhật Bản; thực hiện các biện pháp giảm chi phí cho người lao động (NLĐ - quy định hiện nay tối đa là 3.600 USD/người/hợp đồng 3 năm, 1.200 USD/người/hợp đồng 1 năm). Còn tại Đài Loan, việc chấn chỉnh vi phạm và lộ trình giảm phí cho NLĐ thực hiện liên tục trong 3 năm qua. Ngoài ra, việc Đài Loan nối lại việc tiếp nhận lao động giúp việc gia đìnhthuyền viên tàu cá gần bờ sau 10 năm gián đoạn cũng góp phần làm gia tăng lao động sang thị trường này.

Năm nay, những thị trường, chương trình mới nào đáng chú ý, thưa ông?

- Chỉ tiêu đề ra cho năm 2016 là đưa trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đài Loan và Nhật Bản dự báo vẫn là 2 thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất. Sau giai đoạn thí điểm đưa lao động giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh tại nhà và thuyền viên tàu cá gần bờ sang Đài Loan, trong năm nay sẽ mở rộng cung ứng loại hình lao động này. Hiện có trên 50 doanh nghiệp (DN) được phía Đài Loan cho phép cung ứng lao động.

 

Lao động do Công ty Esuhai tuyển chọn trúng tuyển sang Nhật Bản Ảnh: DUY QUỐC
Lao động do Công ty Esuhai tuyển chọn trúng tuyển sang Nhật Bản Ảnh: DUY QUỐC

 

Tại Nhật Bản, năm 2016 sẽ có thêm chương trình thực tập sinh ngành điều dưỡng với mục tiêu tăng số lượng lao động vào thị trường này lên 30.000 người. Tại Đức, 2 năm qua, Việt Nam thí điểm triển khai chương trình đưa điều dưỡng viên sang học tập và làm việc trong các cơ sở chăm sóc người già. Khóa tuyển chọn năm 2015 đang tập trung đào tạo, còn khóa 2014 đã có 100 điều dưỡng viên xuất cảnh từ tháng 10-2015, được phía Đức đánh giá khá tốt. Từ năm 2016, Bộ Lao động và Kinh tế Đức chấp thuận mở rộng chương trình này, cho phép điều dưỡng viên Việt Nam làm việc trong các cơ sở y tế, bệnh viện.

Một thị trường khác được đánh giá nhiều triển vọng trong năm 2016 là Thái Lan. Việc Việt Nam và Thái Lan ký kết thỏa thuận hợp tác lao động cũng như chính phủ nước này cho phép hợp pháp hóa đối với lao động tự do của Việt Nam trong năm 2015 đã mở đường cho nhiều lao động sang nước bạn. Ngoài các chương trình trên, chúng tôi khuyến khích các DN khai thác, mở thêm thị trường mới, thị trường thu nhập cao hướng đến đối tượng lao động có trình độ, tay nghề chuyên môn.

Năm 2015 cũng là năm DN XKLĐ để xảy ra khá nhiều vi phạm. Cục có biện pháp gì để ngăn chặn, bảo vệ quyền lợi NLĐ?

- Đúng là tiêu cực, vi phạm vẫn còn, chẳng hạn như việc DN “bán giấy phép”, khoán trắng hoạt động dẫn đến các sai phạm trong tuyển chọn, đào tạo, thu chi tài chính ở các chi nhánh, cơ sở trực thuộc. Việc quản lý, chấn chỉnh vi phạm, kiểm soát hoạt động của DN là nhiệm vụ mà chúng tôi tập trung thực hiện trong năm nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để quản lý hoạt động của DN, hạn chế rủi ro cho NLĐ trước và sau khi xuất cảnh.

 

Hy vọng nối lại thị trường Hàn Quốc

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh cho biết trong năm 2016 sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp ngăn ngừa lao động bỏ trốn ở Hàn Quốc. Tỉ lệ lao động bỏ trốn ở Hàn Quốc từ mức trên 50% vào năm 2012, đến cuối năm 2015 giảm xuống 32%; mục tiêu giảm xuống dưới 30% trong năm nay. “Chúng tôi đang làm hết sức để có cơ sở đàm phán, ký lại thỏa thuận hợp tác lao động với Hàn Quốc bị gián đoạn từ năm 2012 đến nay. Nếu đàm phán thành công, mỗi năm sẽ có trên 10.000 lao động tuyển mới sang thị trường này “ - ông Quỳnh nhấn mạnh.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo