xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cơ hội ở lại Hàn Quốc

Bài và ảnh: NGUYỄN DUY

Theo luật pháp Hàn Quốc, người lao động Việt Nam sang nước này làm việc có thể chuyển đổi visa lao động và xin visa thường trú, định cư lâu dài

Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết hiện có 41 người sang Hàn Quốc làm việc theo visa E-9 thông qua chương trình cấp phép lao động nước ngoài (chương trình EPS) được chuyển đổi sang visa E-7 - loại visa dành cho người lao động (NLĐ) có chuyên môn, tay nghề cao. Việc chuyển đổi visa này là chính sách mở có lợi cho lao động Việt Nam.

Làm việc lâu dài

Theo hướng dẫn của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, NLĐ đang làm việc theo chương trình EPS thuộc các ngành nghề: công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và thủy sản có thể chuyển từ visa E-9 sang E-7 nếu đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn quy định. Cụ thể, NLĐ từ 35 tuổi trở xuống, có bằng trung cấp nghề, trình độ cấp 3 tiếng Hàn; có thu nhập từ 2,1 triệu won (khoảng 38,8 triệu đồng) đối với ngành nông nghiệp và 2,3 triệu won đối với ngành công nghiệp và xây dựng; quá trình làm việc tốt, không vi phạm pháp luật; thời gian làm việc tại Hàn Quốc đủ 4 năm.

Lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS (diện visa E-9)
Lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc theo chương trình EPS (diện visa E-9)

Riêng đối với ngành công nghiệp cơ bản như đúc khuôn, xử lý nhiệt, xử lý bề mặt, gia công vật liệu thì điều kiện được nới lỏng hơn: Từ 40 tuổi trở xuống, có bằng THPT, tiếng Hàn cấp 2. Điều kiện đi kèm khác là doanh nghiệp nơi NLĐ làm việc phải có từ 10 lao động bản địa trở lên (riêng ngành công nghiệp cơ bản là 5 lao động bản địa).

Về quyền lợi, nếu chuyển đổi thành công visa E-7, NLĐ không cần quay về nước sau khi mãn hợp đồng của visa E-9 và được phép đưa người thân (vợ hoặc chồng, con) sang thăm. Người có visa E-7 có lý do chính đáng và được sự chấp thuận của chủ sử dụng lao động bằng văn bản thì có thể chuyển xí nghiệp theo nguyện vọng.

Đặc biệt, khi làm việc đủ 2 năm, NLĐ có thể đăng ký chuyển đổi sang visa F-2 (visa thường trú) và sau đó 3 năm xin chuyển sang visa F-5 (định cư lâu dài). Những người có visa E-7 làm việc hợp pháp trên 5 năm cũng có thể chuyển đổi sang visa F-5, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định.

Lợi cả đôi đường

Việt Nam hiện có trên 70.000 NLĐ đang làm việc theo hợp đồng tại Hàn Quốc diện visa E-9. Do thu nhập cao, việc làm ổn định nên đa phần NLĐ muốn kéo dài thời gian ở lại Hàn Quốc. Hằng năm, gần 40% NLĐ hết hạn hợp đồng không về nước, bỏ trốn ở nước sở tại cũng vì lý do này.

Dù vậy, rất ít người biết chính sách chuyển đổi visa của Hàn Quốc để nắm bắt cơ hội, hợp pháp hóa tư cách lao động và cư trú. “Hàn Quốc khuyến khích thu hút lao động có tay nghề cao của nước ngoài thông qua chính sách chuyển đổi visa. Chúng tôi sẽ chú trọng tuyên truyền, phổ biến để NLĐ biết, nắm bắt cơ hội” - ông Nguyễn Hải Nam, Trưởng Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Hàn Quốc, nói.

Ông Phạm Anh Thắng - cán bộ Văn phòng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phía Nam, nguyên Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc - cho rằng các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền chính sách này cho cả NLĐ trước khi sang Hàn Quốc làm việc. Việc này là cần thiết vì góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của NLĐ, hạn chế tình trạng bỏ trốn cao như hiện nay. Những người được chuyển sang visa E-7 cũng sẽ là lực lượng lao động quý cho sản xuất trong nước sau khi trở về từ Hàn Quốc.

Theo ông Thắng, một bộ phận không nhỏ NLĐ sang Hàn Quốc theo chương trình EPS tốt nghiệp từ các trường trung cấp, cao đẳng nghề nên đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp. Nhờ có nền tảng văn hóa, chuyên môn, việc học để đạt các cấp trình độ tiếng Hàn theo tiêu chuẩn quy định không có gì khó khăn.

Khó khăn lớn nhất đối với NLĐ khi thực hiện chương trình này là ràng buộc về thu nhập. Theo giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu lao động, sẽ không có nhiều người được chuyển đổi visa vì trên thực tế, thu nhập bình quân của NLĐ tại Hàn Quốc khoảng trên 20-25 triệu đồng/tháng. Trong đó, số người có thu nhập trên dưới 40 triệu đồng/tháng như điều kiện đưa ra là không nhiều, ước chỉ vài ngàn.

Nộp hồ sơ chuyển đổi visa ở đâu?

Để xin chuyển visa E-9 sang E-7, NLĐ cùng chủ sử dụng lao động trực tiếp đến đăng ký và nộp hồ sơ tại cơ quan xuất nhập cảnh địa phương hoặc thông qua các văn phòng trợ giúp thủ tục hành chính.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo