Chỉ trong vòng một tháng, trên địa bàn quận 8 và quận Bình Tân - TPHCM đã có gần 2.000 công nhân (CN) nghỉ việc vì doanh nghiệp (DN) khó khăn phải đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất. Thế nhưng, khi có DN cần tuyển lao động, cơ quan chức năng giới thiệu đến thì tìm không ra người lao động nào cả. Trước đây, cũng xảy ra tình trạng tương tự. Vậy, số lao động này đi đâu?
|
Chịu không nổi, phải xin nghỉ
Từ đầu tháng 2 đến nay, tại Công ty Liên doanh May Hồng Việt - Hòa Bình, do thiếu việc làm, thu nhập của CN bị giảm. Sống không nổi, khoảng 500 CN đã nghỉ việc. Tương tự, 500 CN Công ty Dục Quân cũng nghỉ để tìm việc làm khác. Trưởng phòng nhân sự một DN tại quận 8 tiết lộ: “Công ty không cắt giảm lao động mà cứ để CN sống lây lất trong cảnh thiếu việc, đến khi nào họ chán nản, mỏi mệt sẽ tự ý xin nghỉ việc. Lúc đó, công ty giải quyết theo điều 36 Bộ Luật Lao động. Vừa khỏi phải báo cáo cơ quan chức năng vừa khỏi giải quyết chế độ mất việc”.
Tại quận Bình Tân, hàng trăm CN cũng bị mất việc. Chị Trần Thị Lan, quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng
Như vậy, hiện nay, có bao nhiêu lao động thật sự bị mất việc, không ai có thể trả lời một cách chính xác.
TPHCM không còn là “chỗ trũng”
Chúng tôi đã thử liên hệ, tìm hiểu thực chất vấn đề mất việc và đã hé mở được câu trả lời. Công ty May Nhà Bè – TPHCM có 4 xí nghiệp trực thuộc đặt tại tỉnh Bình Định sử dụng khoảng 2.000 lao động. Từ Tết đến nay, các xí nghiệp trên đã tuyển 300 lao động, hầu hết từ TPHCM, Đồng Nai trở về quê. Một nhà máy khác của công ty ở huyện Hàm Tân - tỉnh Bình Thuận, từ sau Tết đến nay cũng đã nhận hàng trăm lao động từ TPHCM về. Ông Tuấn Nguyên Nghị, Giám đốc điều hành Công ty May Nhà Bè, nhìn nhận: “Có tình trạng trên là do các DN tại TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... gặp khó khăn, đời sống CN bấp bênh nên họ trở về quê. Công việc tại quê nhà tuy thu nhập có thấp hơn chút đỉnh nhưng bù lại, chi phí thấp nên cuộc sống cũng dễ dàng hơn”.
Ông Dương Ngọc Thạch, Trưởng Phòng Nhân sự Công ty Dệt may Văn Sơn – Hòa Thọ (tỉnh Quảng
Một chuyên gia lao động nhận xét: Trước đây, TPHCM luôn là nơi thu hút lao động cả nước dồn về theo quy luật “nước chảy về chỗ trũng”. Nay, điều đó đã thay đổi rõ rệt. Lợi thế về việc làm, thu nhập, điều kiện sống của TPHCM đã suy giảm khi cả nước đồng loạt phát triển các KCN.
Nguy cơ thiếu lao động trầm trọng
Chị Nguyễn Thị Lan trước làm việc tại Công ty Nissei (KCX Linh Trung- TPHCM), sau Tết đã cùng chồng trở về quê ở Quảng Ngãi và xin được việc làm ở một công ty cơ khí trong khu kinh tế Dung Quất. Gặp chúng tôi mới đây, chị nói: “Tổng thu nhập của hai vợ chồng được hơn 3 triệu đồng/tháng. Nhưng do giá cả sinh hoạt thấp lại không phải trả tiền thuê nhà, tiền xăng, điện nước... nên cuộc sống thoải mái hơn trước. Công ty đài thọ cơm trưa, vợ chồng tôi chỉ phải phụ tiền ăn bữa chiều, không phải lo lắng nhiều như trước”.
Chị Phạm Thị Hiền cũng vừa rời bỏ công ty cơ khí ở quận Tân Bình- TPHCM trở về quê Vĩnh Long. “Tôi đã xin được việc ở KCN Hòa Phú. Tiền lương 1,2 triệu đồng/tháng nhưng so ra cũng đỡ vất vả hơn ở TP vì cơm nước có mẹ và chị lo. Từ nhà qua chỗ làm việc chỉ mấy trăm mét, buổi trưa có thể chạy về nhà nghỉ ngơi một chút...”.
Với nhiều CN, việc trở về quê còn có một tác động tích cực nữa là được gần gũi gia đình, người thân. Anh Nguyễn Văn Hưng, CN Công ty Quảng Hà (huyện Củ Chi – TPHCM), cho biết vợ chồng anh chuẩn bị về quê ở Thái Nguyên. “Mấy năm nay, hai vợ chồng đi làm xa, phải gửi con cho ông bà. Dịp này, chúng tôi về quê ở luôn sẽ có điều kiện gần gũi chăm sóc, dạy bảo con. Ngoài đó cũng có nhiều KCN mới mở”.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Phú Hưng (huyện Bình Chánh- TPHCM), lo lắng: “Công ty của tôi cũng đã mất gần 100 lao động. Với làn sóng lao động ào ạt trở về quê như thế, trong một tương lai không xa, TPHCM sẽ phải đương đầu với tình trạng khủng hoảng thiếu lao động, nhất là khi kinh tế phục hồi”.
Hơn 40.000 công nhân mất việc, thiếu việc
(Nguồn: Sở LĐ-TB-XH TPHCM) |
Bình luận (0)