xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công nhân mất việc tràn lan

H.Dũng - P.Trịnh - V.Hùng

Chấp nhận giảm lương, nhận lương thấp nhưng người lao động mất việc vẫn không tìm được việc làm mới

img

Tại các điểm tư vấn, giới thiệu việc làm ở Quảng Nam, rất ít người lao động có cơ hội tìm  được việc làm

Ảnh: P.TRỊNH

Chưa khi nào người lao động (NLĐ) tại TP Đà Nẵng lại khát việc làm như đầu năm 2009. Bất kể ở xa hay gần, nơi nào có thông tin tuyển dụng là hàng ngàn người ồ ạt mang hồ sơ đến xin việc làm.


Đà Nẵng: Doanh nghiệp chèn ép, hạ lương NLĐ

Từ mùng 6 tháng giêng âm lịch, chị Nguyễn Thị Liên phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi tìm việc làm. Chị Liên cho biết trước đây chị được Công ty Ngọc Quý (chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng) nhận vào làm kế toán nhưng đến đầu năm 2009, bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, công ty cắt giảm lao động, chị mất việc làm. Ba ngày nay, chị Liên mang hồ sơ xin việc đến nhiều nơi để mong tìm được việc làm nhưng chưa tìm được. “Khổ quá anh ơi, cha mẹ cho ăn học 4 năm trời, giờ không tìm được việc, không biết lấy gì sống và nuôi các em ăn học” - chị Liên than thở. Theo thống kê chưa đầy đủ của LĐLĐ TP Đà Nẵng, hiện có hơn 1.200 công nhân mất việc làm, hơn 1.000 công nhân phải tạm ngừng việc.

Do nhu cầu người tìm việc làm rất đông, trong khi nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN) lại ít nên các chủ DN chèn ép NLĐ bằng cách trả lương thấp. Chị Thu Thủy, làm việc cho một công ty TNHH tại Đà Nẵng, kể: “Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, tôi được nhận vào làm việc tại công ty với mức lương trên 1,6 triệu đồng/tháng. Sau khi nghỉ Tết Kỷ Sửu, đi làm lại, chủ DN gọi tôi lên và thông báo hạ lương xuống 1 triệu đồng/tháng. Với mức lương này, tôi không đủ sống nhưng đành phải chấp nhận”. Còn Bùi Thanh Tùng, một cựu sinh viên Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, cũng bị công ty hạ lương gần một nửa so với mức lương năm 2008.


Quảng Nam: 1.000 lao động mất việc

Trong năm 2008, tỉnh Quảng Nam có trên 47.000 lao động rời quê vào TPHCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Đầu năm 2009, một bộ phận lớn, sau khi ăn Tết đã quyết định ở lại tìm việc nơi quê nhà. Tuy nhiên, nhiều người đã “bể kế hoạch” vì thời gian này, việc làm rất ít. Theo ông Vũ Duy Thông, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Nam, trước Tết Kỷ Sửu 2009, toàn tỉnh có trên 1.000 lao động bị mất việc làm. Trong đó, nhiều nhất là Công ty TNHH Sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải (700 lao động). Nguyên nhân chủ yếu là do các DN không tìm được đầu ra cho nguồn hàng.

Ông Trần Hữu Trung, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu Việc làm tỉnh Quảng Nam, cho biết: “Dù đã lồng ghép chương trình giải quyết việc làm cho NLĐ với các chương trình kinh tế - xã hội nhưng tỉ lệ lao động có việc làm vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do hiện nay DN rất “kén” lao động, trong khi NLĐ có tay nghề, chuyên môn cao lại rất ít”.


Bình Dương: Thu nhập giảm đến 40%

Ông Nguyễn Phùng Trung, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương, cho biết hiện đã có khoảng 80% công nhân ở các DN trên địa bàn trở lại làm việc. Tuy nhiên, hoạt động của đa số các DN còn cầm chừng vì ít đơn hàng. Chị Nguyễn Thị No, công nhân lắp ráp điện tử trong KCN VSIP, cho biết từ đầu năm đến nay, chị vẫn đi làm bình thường nhưng chỉ vào ngồi chơi, hết giờ thì về vì công ty chưa có đơn hàng nào. Tại một số DN ngành may hoạt động cầm chừng theo đơn hàng cũ, thu nhập của NLĐ giảm khoảng 30% – 40%.

Ngày 4-2, UBND tỉnh Bình Dương đã làm việc với các ban, ngành để tìm biện pháp hỗ trợ DN gặp khó khăn, bảo đảm quyền lợi cho NLĐ. Theo Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bình Dương, 96 DN trong tỉnh đang gặp khó khăn. Hiện các ngành chức năng đã phối hợp giúp đỡ các DN, chủ yếu là giới thiệu việc làm mới cho NLĐ, hướng dẫn DN cho công nhân nghỉ từ 3 – 9 ngày/tháng có hưởng lương ngừng việc... Bà Nguyễn Thị Điền, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, cho biết sở đang khảo sát năng lực nguồn trong ngành dệt may, giày da để tháo gỡ khó khăn trong ngành này; đồng thời, san sẻ hợp đồng giữa các công ty. LĐLĐ tỉnh Bình Dương cũng đang chuẩn bị kế hoạch hỗ trợ công nhân bị nợ lương từ ngân sách của tỉnh.

Bà Đàm Thị Thanh Xuân, Chủ tịch Công đoàn các KCX - KCN Đà Nẵng:

Hàng ngàn lao động đối diện nguy cơ  thất nghiệp


Chúng tôi rất lo lắng. Chưa năm nào các DN lại nghỉ Tết lâu như năm nay. Việc cắt giảm lao động tại các DN sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới và hàng ngàn lao động sẽ đối diện nguy cơ thất nghiệp.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo