xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cử nhân thất nghiệp nhiều

Hồng Nhung thực hiện

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, cho biết trong năm 2014, các khu vực doanh nghiệp sẽ tiếp tục cắt giảm lao động, dẫn đến nguy cơ thất nghiệp tăng, nhất là ở nhóm lao động đại học

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về thị trường lao động của TP HCM trong năm 2013, thưa ông?

- Ông Trần Anh Tuấn: Trong năm qua, TP HCM ước giải quyết việc làm cho 265.000 lao động. Đáng chú ý nhất là nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp (DN) giảm 14,3% so với năm 2012. Điều này dẫn đến tình trạng sinh viên ra trường thất nghiệp, khó tìm việc diễn ra khá phổ biến. Khoảng 60% sinh viên nhóm ngành tài chính - ngân hàng phải chật vật tìm việc hoặc chấp nhận làm việc trái ngành nghề.
img
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM

Mức độ chênh lệch cung cầu giữa các nhóm lao động cũng rất đáng nói. Chẳng hạn, nhu cầu tìm việc của lao động có bằng đại học chiếm 53,8%, trong khi nhu cầu tuyển dụng chỉ chiếm 14,9%. Ngược lại, tỉ lệ lao động tìm việc có trình độ trung cấp chỉ chiếm 13,9% nhưng nhu cầu tuyển dụng của DN lại chiếm 25,7%. Nhìn chung, việc cắt giảm lao động của DN tác động trực tiếp đến công ăn việc làm của người lao động.

Vì sao cung cầu vẫn có sự chênh lệch lớn như vậy?Biện pháp nào khắc phục?

- Nguyên nhân cốt lõi là do vấn đề đào tạo, phân bổ nguồn nhân lực và các chính sách thu hút, sử dụng lao động còn mất cân đối. Đào tạo gắn với nhu cầu là biện pháp thích hợp nhất để khắc phục tình trạng này nhưng những năm qua chúng ta làm chưa tới, chưa có hiệu quả. Bản thân DN cũng chưa ý thức được trách nhiệm, thấy rõ lợi ích để chủ động hợp tác đào tạo. Do vậy, nhà trường và DN cần chủ động hơn nữa trong việc liên kết đào tạo, tuyển dụng.

Bên cạnh đó, từ thực tiễn DN, từ những biến động của cung cầu lao động, TP cần có những chính sách, biện pháp can thiệp phù hợp, nhất là trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo thêm nhiều việc làm mới để kéo giảm thất nghiệp.
img
Học sinh, sinh viên tìm hiểu việc làm thực tế tại Công ty CP May Nhà Bè (TP HCM) Ảnh: HỒNG NHUNG

Trong năm 2013, hàng loạt ngân hàng cắt giảm lao động. Ông nhận định thế nào về hiện tượng này?

- Nhu cầu tuyển dụng của DN tài chính - ngân hàng trong năm 2013 giảm 32,3% so với mọi năm trong khi nhu cầu tìm việc có xu hướng tăng. Những năm gần đây, ngành tài chính - ngân hàng liên tục gặp khó khăn, vì vậy việc cắt giảm lao động là đương nhiên.

Liệu sẽ còn những đợt cắt giảm lao động từ các ngân hàng trong năm 2014?

- Điều này phụ thuộc vào kế hoạch tái cấu trúc, tổ chức lại hoạt động của các ngân hàng. Tuy nhiên, theo tôi, nhiều ngân hàng vẫn tiếp tục tuyển dụng nhưng sẽ tinh hơn, chỉ ưu tiên những người có chuyên môn giỏi, có khả năng mang lại lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, các ngân hàng đang có xu hướng mở rộng thị trường ở các địa phương khác chứ không tập trung ở TP HCM như trước nay. Do đó, sẽ có sự dịch chuyển về địa bàn làm việc của lao động ngành này. Số sinh viên ra trường cũng nên nắm bắt xu hướng chuyển dịch để thuận lợi tìm kiếm việc làm.

Theo ông, thị trường lao động trong năm 2014 có gì đáng chú ý?

- Dự kiến năm 2014, TP HCM cần khoảng 265.000 lao động. Việc tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy nhân sự tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở mọi ngành nghề, khu vực DN theo xu hướng sử dụng nhân lực chất lượng cao. DN sẽ đòi hỏi cao hơn vào chất lượng nguồn nhân lực. Cạnh tranh nhân lực ở nhóm lao động qua đào tạo, nhất là lao động đại học sẽ rất gay gắt. Một bộ phận không nhỏ cử nhân ra trường thất nghiệp sẽ khó tránh khỏi.

Trong năm tới, nhu cầu tuyển lao động ở khối ngành kỹ thuật sẽ tăng cao. Thiếu hụt lao động phổ thông sau Tết Giáp Ngọ 2014 sẽ không diễn ra ở mức độ cao như những năm trước (dự kiến mức thiếu hụt bình quân khoảng dưới 5%). Ngoài ra, việc sử dụng lao động thời vụ sẽ phổ biến hơn so với mọi năm.
 

Phải tăng năng suất lao động

Trước xu hướng tái cắt giảm nhân sự của DN, ông Trần Anh Tuấn lưu ý việc cắt giảm này phải đi đôi với tăng năng suất lao động. Cắt giảm nhân sự cũng không đồng nghĩa cắt giảm chi phí đào tạo nhân sự. DN cần tích cực đầu tư cho vốn con người, coi đó là gốc rễ để vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó, phải khắc phục những bất hợp lý trong công tác quản lý nhân sự mà đây vốn là hạn chế của khá nhiều DN trong nước.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo