xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề án ngăn ô nhiễm: Cuộc sống của 27.000 công nhân lao động bị ảnh hưởng

Theo HÀ ANH CHIẾN (Báo Lao Động)

Đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 được lãnh đạo tỉnh Đồng Nai với kỳ vọng “một mũi tên trúng nhiều đích”.

Tuy nhiên, đề án do Tổng Công ty ty Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi) chủ trì bị "đổ bể" sau 10 năm chậm triển khai, nay lại chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai kế thừa làm lại và vẫn chưa biết khi nào triển khai.

Khi trình phê duyệt đã không phù hợp

Nguy cơ từ việc chậm triển khai dự án này hiện ảnh hưởng tới hàng chục doanh nghiệp (DN) đang sản xuất trong KCN Biên Hòa 1 vì nằm trong "quy hoạch treo" nên chỉ sản xuất cầm chừng, không được mở rộng sản xuất kinh doanh. Cuộc sống và sinh kế của 27.000 công nhân lao động (CNLĐ) cũng bị ảnh hưởng theo và khoảng 320 hộ dân sinh sống trong vùng ảnh hưởng của KCN Biên Hòa 1 tiếp tục sống trong tình trạng bị ô nhiễm bao vây chưa biết khi nào được di dời.

Ông Lê Ngọc Minh - đại biểu hội đồng nhân dân đơn vị TP.Biên Hòa - rất bức xúc khi nói về dự án này và đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH&ĐT) phải có lộ trình cụ thể chứ không hứa "suông" để các doanh nghiệp (DN) có kế hoạch sắp xếp di dời. Theo Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai, đề án được Chính phủ đồng ý về mặt chủ trương từ năm 2009, có tổng diện tích 318ha, trong đó 82 DN trực tiếp ký hợp đồng thuê đất, hạ tầng với tổng số 27.000 CNLĐ và khoảng 320 hộ dân sinh sống. Trước đó, TP Biên Hòa đã di dời 1.200 hộ dân ra khỏi vùng ô nhiễm. Tuy nhiên, đến nay, nhiều DN đã hết hạn thuê đất, trong khi chủ trương của Đồng Nai là không gia hạn thuê đất để triển khai đề án di dời. Có 18 DN đã chủ động kế hoạch di dời, chủ động chọn vị trí di dời nhưng cũng đang chờ đợi đề án triển khai.

Đề án ngăn ô nhiễm: Cuộc sống của 27.000 công nhân lao động bị ảnh hưởng - Ảnh 1.

Ông Hồ Văn Hà - Giám đốc Sở KHĐT tỉnh Đồng Nai - cho hay, khi Chính phủ đồng ý chủ trương chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị thương mại dịch vụ, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao cho Sonadezi tiến hành khảo sát phương án di dời, khắc phục triệt để ô nhiễm KCN Biên Hòa 1, giảm thiểu ô nhiễm TP Biên Hòa và bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai. Từ đó, Đồng Nai cũng không cấp mới các dự án tại KCN Biên Hòa 1, không cấp phép đầu tư mở rộng, không gia hạn cho các DN.

"Đến cuối năm 2017, Sonadezi hoàn chỉnh đề án trình UBND tỉnh phê duyệt thì thời điểm này các Luật đất đai, Luật đấu thầu, Luật đầu tư… có hiệu lực khiến đề án trên không còn phù hợp" - ông Hà nói. Do đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo, giao cho Sở KH&ĐT tỉnh Đồng Nai kế thừa đề án của Sonadezi, chủ trì thực hiện đề án.

Cần có lộ trình cụ thể để sớm thực hiện

Việc chậm trễ triển khai dự án đã gây ra nhiều khó khăn cho DN, người lao động (NLĐ) và cả những người dân sinh sống trong khu vực ô nhiễm. Trước đó, dự án đang do Sonadezi chủ trì cũng đã phải điều chỉnh dự án. Đề án năm 2015 có tổng mức đầu tư dự án là hơn 11.000 tỉ đồng nhưng sau khi điều chỉnh bổ sung đã lên hơn 15.000 tỉ đồng, "đội" lên 4.000 tỉ đồng.

 Sonadezi - đơn vị được giao quản lý KCN này - đang phải gánh chi phí quản lý hàng năm cho KCN trong thời gian chờ dự án di dời thực hiện. Ông Chu Thanh Sơn - Phó Tổng Giám đốc TCty Sonadezi - cho biết, dự án hiện nay chưa có tiền lệ, lại không có chính sách đặc thù. Theo khảo sát, nhiều tuyến đường trong KCN Biên Hòa 1 hiện đã xuống cấp nặng, cần phải duy tu trong thời gian tới, việc này tăng thêm áp lực về chi phí. Do khoản bù lỗ cho KCN Biên Hòa 1 vẫn kéo dài nên DN cũng mong sớm chuyển đổi xong KCN này. Ông Phạm Ngọc Tuấn - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai - cũng cho rằng, việc chỉ đạo, phối hợp triển khai đề án giữa các sở ngành còn chậm, chưa quyết liệt. Do đó, đề án khi triển khai cần phải có lộ trình cụ thể từng năm một để sớm thực hiện được quy hoạch.

Được biết, ban cán sự UBND tỉnh đã trình Ban thường vụ tỉnh ủy Đồng Nai cho ý kiến để đổi tên đề án thành: "Đô thị thương mại dịch vụ và cải thiện môi trường" với 2 phương án: Đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất. Hiện, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đang xây dựng chính sách hỗ trợ di dời, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ NLĐ ổn định đời sống, sản xuất, chi phí đào tạo nguồn nhân lực… khi triển khai đề án.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo