xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giải thưởng Tôn Đức Thắng: Dấn thân sáng tạo

Bài và ảnh: MAI CHI

Nỗ lực không mệt mỏi của những người thợ được nhận giải thưởng Tôn Đức Thắng giúp họ khẳng định giá trị của bản thân và đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp

"Năm 2008, vừa chân ướt chân ráo vào công ty, tôi đã may mắn được tham dự lễ trao Giải thưởng Tôn Đức Thắng do LĐLĐ TP HCM tổ chức. Lần ấy, anh Lâm Bằng Phi, hiện là phó phòng nghiên cứu phát triển của công ty, vinh dự nhận giải thưởng này. Tài năng, đặc biệt là tinh thần dấn thân sáng tạo của anh ấy khiến tôi ngưỡng mộ và tự nhủ phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Bởi vậy, tôi hạnh phúc vô cùng khi biết tin mình được chọn trao giải năm nay". Anh Nguyễn Bảo Minh, Phó đốc công Công ty TNHH MTV Cao su Thống Nhất (huyện Củ Chi, TP HCM), bộc bạch như vậy khi hay tin mình được nhận Giải thưởng Tôn Đức Thắng năm 2018.

Chuyên gia "chẩn bệnh" máy móc

Để có được thành quả hôm nay là quãng thời gian trui rèn suốt 10 năm của người kỹ sư đầy nhiệt huyết. Lúc vào làm việc, dù chỉ là nhân viên vận hành máy bình thường song Minh luôn biết cách thuyết phục cấp trên lẫn đồng nghiệp bằng thái độ làm việc tận tâm, có trách nhiệm. Kiến thức nền vững vàng và sự chịu khó giúp anh nắm bắt công việc rất nhanh, đặc biệt là tiếp cận các thiết bị công nghệ, máy móc mới tại đơn vị. Minh hiểu rất rõ tính năng kỹ thuật, đặc biệt là "bệnh" của từng loại thiết bị kỹ thuật, từ đó đề xuất những ý tưởng độc đáo nhằm khắc phục các hạn chế, làm lợi cho đơn vị hàng tỉ đồng.

Giải thưởng Tôn Đức Thắng: Dấn thân sáng tạo - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Bảo Minh (bìa phải) đang kèm cặp thợ trẻ

Điển hình trong số các sáng kiến, cải tiến đó là công trình "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đầu máy ép đùn và khuôn đùn sản xuất sản phẩm Bonded Washer". Năm 2015, khi đặt hàng sản phẩm, đối tác của công ty cũng đưa thiết bị hiện đại sang hỗ trợ. Thế nhưng, dù đã được chạy thử ở nước ngoài nhưng khi tiến hành sản xuất thử thì thiết bị lại trở chứng, không thể định hình được sản phẩm. Trăn trở trước khó khăn của đơn vị, Minh bắt tay nghiên cứu chế tạo lại phần đầu máy ép đùn và khuôn đùn để giúp sản phẩm được định hình. Sáng kiến của Minh không chỉ giúp thiết bị hoạt động trơn tru và cho ra đời những sản phẩm đạt chất lượng. Sau sự kiện này, phía đối tác đánh giá rất cao tài năng của đội ngũ kỹ sư tại công ty và điều đó khiến Minh rất hạnh phúc. "Để biến ý tưởng sáng tạo thành thực tiễn là việc không đơn giản. Do vậy, tôi luôn tự động viên bản thân phải cố gắng từng ngày, từng giờ để có thể đi đến đích" - Minh bộc bạch. Thành quả cho những nỗ lực sáng tạo ấy giúp anh được đề bạt lên vị trí tổ trưởng rồi phó đốc công vào năm 2017.

Theo ông Lâm Bằng Phi, Phó Phòng Nghiên cứu Phát triển Công ty TNHH MTV Cao su Thống Nhất, chính tinh thần dấn thân và bản lĩnh nghề nghiệp đã giúp anh Minh có những ý tưởng sáng tạo độc đáo. "Điều đáng trân trọng hơn cả là Minh luôn sẵn lòng san sẻ khó khăn và kèm cặp thợ trẻ, giúp họ trưởng thành hơn trong nghề" - ông Phi nhận xét.

Cây sáng kiến ở Unilever Việt Nam

Gặp anh Đỗ Hữu Thức, quản lý dây chuyền khuấy trộn Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam (KCN Tây Bắc, huyện Củ Chi, TP HCM) không dễ, bởi công việc chuyên môn của anh khá bận. Đảm nhiệm vị trí quản lý dây chuyền khuấy trộn, áp lực với Thức là không nhỏ. Dù vậy, với niềm đam mê sáng tạo, mỗi năm Thức đều cho ra lò từ 2-3 sáng kiến có giá trị, làm lợi cho doanh nghiệp hàng tỉ đồng. Trong đó, nổi bật là sáng kiến "Giảm 70% lượng nước rửa, vệ sinh chuyển đổi sản phẩm các bồn chứa", làm lợi cho doanh nghiệp 3,2 tỉ đồng/năm.

Giải thưởng Tôn Đức Thắng: Dấn thân sáng tạo - Ảnh 2.

Anh Đỗ Hữu Thức trong phòng làm việc

Phân xưởng PCL Unilever có 46 bồn chứa sản phẩm (có thể tích từ 2-12 m3), đòi hỏi quá trình rửa và vệ sinh khi chuyển đổi sản phẩm cần một lượng nước rất lớn. Điều này đồng nghĩa với một lượng nước thải cực lớn cần phải xử lý. Ước tính mỗi năm, khi thực hiện quy trình này, lượng nước tiêu tốn là 57.000 m3. Với sự nhạy bén trong nghề, Thức đã đề xuất rút ngắn phương án rửa bằng cách tăng tốc độ bơm cấp nước và thay thế quả cầu phun nước. Ý tưởng độc đáo này của anh không chỉ kéo giảm 70% lượng nước khi rửa bồn chứa sản phẩm mà còn giúp tăng tuổi thọ thiết bị, chưa kể nâng cao năng suất lao động… Trong quá trình thực hiện sáng kiến này, cái khó nhất là công ty sản xuất liên tục nên không thể dừng máy để thử nghiệm. Do vậy, Thức phải tận dụng ngày nghỉ duy nhất trong tuần là chủ nhật để thực hiện. "Khi thấy sáng kiến được áp dụng có hiệu quả vào thực tiễn sản xuất, bao mệt mỏi trong tôi như tan biến" - Thức cho biết. Ông Trần Quốc Lâm, quản lý bộ phận khuấy trộn công ty, nhìn nhận: "Không chỉ là cây sáng kiến của công ty, anh Thức còn được đồng nghiệp quý trọng bởi không ngại chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cho họ. Đặc biệt, anh ấy luôn sẵn sàng choàng gánh công việc cho đồng nghiệp khi gặp khó khăn. 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo