Theo đó, việc giảm trừ mức đóng BHYT theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP được thực hiện khi các thành viên tham gia BHYT theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
Dự kiến đề xuất 02 phương án giảm trừ:
- Phương án (1): Giảm trừ trước (giảm trừ ngay khi từ người thứ hai trong hộ gia đình phải tham gia theo hình thức BHYT hộ gia đình trở đi tham gia).
- Phương án (2): Giảm trừ sau (giảm trừ sau khi có đủ tất cả các thành viên hộ gia đình đã tham gia BHYT hộ gia đình trong năm tài chính).
Dự kiến đề xuất: theo phương án (2) vì theo quy định của Luật BHYT "BHYT là hình thức bắt buộc được áp dụng với tất cả các đối tượng theo quy định của luật này để …" (Khoản 1 Điều 2 Luật BHYT). Do đó, để bảo đảm thực hiện việc giảm trừ có tính "bắt buộc" (chế tài) đối với hộ gia đình, tránh tình trạng chỉ khi ốm đau mới tham gia và không tham gia đầy đủ.
Số kinh phí được giảm trừ mức đóng BHYT (nếu theo phương án 2 nêu trên) được thực hiện như sau:
Khám chửa bệnh BHYT tại TP HCM Ảnh: HOÀNG TRIỀU
- Khi thành viên cuối cùng của hộ gia đình cùng tham gia BHYT trong năm tài chính thì cơ quan BHXH thực hiện giảm trừ kinh phí cho đại diện hộ gia đình đó.
- Thời gian thực hiện giảm trừ được thực hiện ngay tại thời điểm thành viên cuối cùng của hộ gia đình tham gia BHYT trong năm tài chính;
- Số kinh phí giảm trừ được xác định theo từng thời điểm của mỗi thành viên đóng, bằng: Số tiền đóng của người được giảm trừ nhân (x) với mức lương cơ sở tại thời điểm đóng BHYT nhân (x) với mức giảm trừ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nhân (x) số tháng tham gia BHYT của mỗi thành viên hộ gia đình.
Bình luận (0)