Khi bị tạm đình chỉ công tác, công chức sẽ không phải thực hiện các công việc được giao. Như vậy, trong khoảng thời gian này thì công chức có được trả lương không?
Khi nào bị tạm đình chỉ công tác?
Theo Điều 81 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, việc tạm đình chỉ công tác với công chức được quy định như sau: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức nếu để người này tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.
Khi bị tạm đình chỉ công tác, công chức sẽ không phải thực hiện các công việc được giao
Theo đó, công chức sẽ bị tạm đình chỉ công tác trong các điều kiện: Đang trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật; Việc để công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, kỷ luật.
Công chức sẽ bị tạm đình chỉ công tác trong thời hạn không quá 15 ngày. Nếu thuộc trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thì có thể kéo dài thêm không quá 15 ngày nữa.
Như vậy, thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày; nếu thuộc trường hợp phải kéo dài thời hạn thì thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 30 ngày.
Đồng thời, với người có chức vụ, quyền hạn, tại Điều 43 Nghị định 59 năm 2019 , Chính phủ nêu rõ, chỉ quyết định tạm đình chỉ công tác khi có căn cứ cho rằng người này có hành vi vi phạm liên quan đến tham nhũng và có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu tiếp tục làm việc. Căn cứ cụ thể:
- Có văn bản yêu cầu của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân;
- Qua xác minh, làm rõ nội dung theo đơn tố cáo phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng;
- Qua công tác tự kiểm tra trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng;
- Qua công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát hiện người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
Như vậy, nếu công chức có 2 điều kiện, công chức lãnh đạo, quản lý có 4 căn cứ nêu trên thì có thể bị tạm đình chỉ công tác để tạo thuận lợi cho việc xem xét, xử lý kỷ luật.
Tạm đình chỉ công tác vẫn hưởng lương
Khoản 2 Điều 81 Luật Cán bộ, công chức nêu rõ: Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Nếu công chức bị kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội: Không được truy lĩnh 50% tiền lương còn lại chưa hưởng trong thời gian tạm đình chỉ công tác.
Theo đó, tại Điều 24 Nghị định 34 năm 2011, Chính phủ quy định, trong thời gian tạm đình chỉ công tác, công chức được hưởng 50% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Sau đó, tùy vào từng kết quả xử lý thì công chức sẽ được giải quyết chính sách như sau:
- Nếu công chức không bị kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai: Được truy lĩnh 50% số tiền lương còn lại trong thời gian tạm đình chỉ công tác chưa hưởng và được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ;
- Nếu công chức bị kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội: Không được truy lĩnh 50% tiền lương còn lại chưa hưởng trong thời gian tạm đình chỉ công tác.
Riêng người có chức vụ, quyền hạn trong thời gian tạm đình chỉ công tác vì liên quan đến hành vi tham nhũng thì được giữ nguyên chế độ, chính sách và quyền, lợi ích khác như ở vị trí công tác trước khi bị tạm đình chỉ.
Như vậy, trong thời gian tạm đình chỉ công tác, công chức vẫn được hưởng lương.
Bình luận (0)