icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Định hướng phát triển giai cấp công nhân: Cần đầu tư các giải pháp cơ bản, cụ thể

Đoàn Công Tâm

Tôi muốn dùng mệnh đề “Định hướng phát triển” để chỉ và thay thế cho cụm từ “xây dựng” trong nhiều trường hợp mà nội dung khái niệm “xây dựng” không bao hàm hết. Bởi xây dựng là chủ thể tác động vào khách thể, thì ngày nay trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, sự tác động của chủ thể (Đảng, Nhà nước, Công đoàn) vào khách thể (công nhân, lao động) có rất nhiều hạn chế và không như trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước.

Hơn nữa, “định hướng phát triển” có nội hàm rộng hơn, bao quát hơn, mà sự phát triển của đội ngũ công nhân, lao động ở bất cứ ngành nghề và thành phần kinh tế nào cũng cần hướng tới đích đó. Đối với công nhân, lao động, kể từ lúc bước vào đời làm thợ cho suốt quá trình làm thợ, phải ngày đêm tâm niệm và rèn luyện để đạt tới đích đó nhằm dần dần gạt bỏ tâm lý trông chờ vào tổ chức, ỷ lại vào Nhà nước đào tạo và nâng cao tay nghề cho mình.

Định hướng phát triển giai cấp công nhân nước ta trong thời kỳ mới đã được Đại hội IX của Đảng xác định: “Đối với giai cấp công nhân, coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện “trí thức hóa công nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới. Bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường...”.

Định hướng phát triển trên vừa cho trước mắt vừa cho giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020, chung cho cả nước và cho các ngành, các địa phương. Nhưng việc vận dụng phải phù hợp với tính chất từng ngành nghề, địa phương và chức năng của từng tổ chức, nhất là phải có giải pháp khả thi và đúng với chức năng - nhiệm vụ của từng tổ chức.

Nhưng dù giải pháp cụ thể đề ra như thế nào, tựu trung vẫn không nằm ngoài ba nhóm giải pháp cơ bản là: Chủ trương, chính sách phát triển; đào tạo, sử dụng; quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của công nhân, lao động - thực chất là giải pháp tái tạo sức lao động. Như vậy, định hướng phát triển (hay xây dựng) giai cấp công nhân phải là giải pháp tổng hợp; trong đó, giải pháp kinh tế - xã hội (chủ trương, chính sách phát triển; lợi ích) vừa là điểm xuất phát, vừa là cơ sở kinh tế bảo đảm vững chắc cho định hướng phát triển. Nhưng không ít tổ chức và không ít người khi đề cập đến xây dựng giai cấp công nhân, thường chỉ nghĩ nhiều đến biện pháp tư tưởng - giáo dục, nên thường đặt nó trong phần nói về công tác tuyên truyền - giáo dục. Có thể nêu lên một minh chứng. Nếu không có chủ trương và chính sách đúng đắn, rõ ràng, nhất quán về xây dựng và phát triển các ngành nghề và thành phần kinh tế kèm theo đó là phát triển lực lượng lao động cho các ngành nghề, thành phần thì sẽ dẫn đến hôm nay lực lượng lao động ngành nghề, thành phần này được hội tụ, đào tạo, nhưng ngày mai đã tan tác do ngành nghề, thành phần kinh tế đó không còn...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những năm qua, Công đoàn các cấp của TPHCM đã nỗ lực thực hiện chương trình xây dựng giai cấp công nhân TP theo chức năng của mình; và chương trình trên được tiếp tục thể hiện trong dự thảo văn kiện Đại hội Công đoàn lần thứ VIII. Nhưng theo định hướng chung đã nói ở phần trên, theo tôi, cần đầu tư hơn nữa cho các giải pháp cơ bản nhưng cụ thể, như:

- Về chính sách phát triển, trong số gần 60 vạn công nhân, lao động TPHCM, thì lực lượng công nhân Nhà nước phải giữ tỉ trọng ở mức tối thiểu là bao nhiêu, đặc biệt là phải bảo đảm những điều kiện tiên quyết gì để giữ và phát huy được vai trò nòng cốt, gương mẫu, đi đầu về công nghệ, năng suất, hiệu quả và lối sống. Không thể chấp nhận công nhân Nhà nước mà không được ký hợp đồng lao động, không được tôn trọng nhân phẩm và bị bóc lột (tăng giờ, tăng ca tùy tiện và không được trả công xứng đáng, cũng là biến tướng của bóc lột...).

- Về đào tạo - sử dụng, cần làm rõ (tất nhiên kiến nghị thành quy định Nhà nước) các ngành nghề bắt buộc phải qua đào tạo mới được tuyển dụng; sử dụng phải đúng ngành nghề theo hợp đồng, chấm dứt sử dụng tùy tiện. Công đoàn các cấp trên cần tham gia có hiệu quả về quy hoạch và kế hoạch đào tạo cân đối ngành nghề, trình độ. Chế độ đào tạo lại và đào tạo nâng cao, thì Bộ Luật Lao động đã có quy định về nguyên tắc, Công đoàn cơ sở phải bám chắc vào cơ sở pháp lý đó để thúc đẩy (và buộc) người sử dụng lao động thực hiện. Giáo dục chính trị - tư tưởng là cần thiết, không thể thiếu, nhưng không nên nói “Tuyên truyền, giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu”.

- Về tái tạo sức lao động, thì cơ bản và thường xuyên thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời chế độ lao động (thời gian làm việc, nghỉ ngơi, lương thưởng, điều kiện làm việc và an toàn lao động...), tất cả phải được thể hiện trong thỏa ước lao động và hợp đồng lao động mà Công đoàn phải nắm, bám, kiên trì thuyết phục (và đấu tranh nếu cần) để thực hiện đầy đủ. Lợi ích người lao động được thể hiện chủ yếu trong thỏa ước lao động và hợp đồng lao động nên chúng phải là trung tâm chú ý của mọi hoạt động Công đoàn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo