Theo đó, ngoài các điều kiện về cơ sở vật chất, trung tâm DVVL phải có ít nhất 15 người làm việc là viên chức. Trách nhiệm của trung tâm DVVL là tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động (NLĐ) và cung cấp thông tin thị trường lao động miễn phí; tổ chức thực hiện các hoạt động giao dịch việc làm, xây dựng dữ liệu người tìm việc, việc làm trống để kết nối cung cầu lao động. Đáng lưu ý, DN hoạt động trong lĩnh vực DVVL phải ký quỹ 300 triệu đồng.
Người lao động tìm việc tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương Ảnh: TÂM AN
Nghị định 23/2021/NĐ-CP cũng quy định người quản lý DN hoạt động trong lĩnh vực DVVL phải có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hay quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 2 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 5 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép. DN hoạt động DVVL sẽ bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau: Chấm dứt hoạt động DVVL theo đề nghị của DN; giải thể hoặc bị tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản; bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký DN; cho DN, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép; bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động DVVL từ 3 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày bị xử phạt lần đầu tiên hoặc cố tình không chấp hành quyết định xử phạt; có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp; người đại diện theo pháp luật của DN là người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều 151 Bộ Luật Lao động năm 2019.
Bình luận (0)