xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp “rút ruột” lao động của nhau

Vĩnh Tùng - Nam Dương

Thủ đoạn giành giật lao động lẫn nhau của các doanh nghiệp không giải quyết được tình trạng khan hiếm lao động, mà còn làm phát sinh tranh chấp

img

Đối thoại sòng phẳng với công nhân là biện pháp để doanh nghiệp hạn chế tình trạng “rút ruột” lao động. Ảnh: K.AN


Hai tháng trở lại đây, khi kinh tế có dấu hiệu hồi phục, đơn hàng tại nhiều doanh nghiệp (DN), nhất là DN dệt may, giày da ở TPHCM đã tăng lên. Nhiều DN phải tổ chức cho công nhân (CN) tăng ca liên tục để kịp tiến độ giao hàng. Song, các DN chưa vội mừng thì họ phải đối mặt với tình trạng bị “rút ruột” lao động từ các DN khác cùng ngành. “Ngày nào họ cũng cho người đón lõng CN ở cổng phát tờ rơi với mức lương, chế độ đãi ngộ hấp dẫn để chiêu dụ CN khiến CN phân tâm, sao nhãng công việc. Công ty chúng tôi quy mô nhỏ, mới có đơn hàng trở lại khoảng 2-3 tháng nay, trong khi họ là công ty lớn mà cứ chiêu dụ liên tục kiểu này, CN của chúng tôi sẽ “đổ” là cái chắc”. Tổng giám đốc giày da có vốn đầu tư trong nước tại quận Thủ Đức-TPHCM đã than thở như vậy.


“Cốc mò cò xơi”


Lo lắng của ông tổng giám đốc nọ là điều dễ hiểu. Nhìn qua tờ rơi do một số tài xế xe ôm phát cho CN sẽ thấy mức lương học việc, lương tối thiểu của công ty này khá hấp dẫn, thậm chí gấp đôi công ty của ông. Trước tình trạng thiếu hụt lao động, việc đưa ra mức lương cao là cách lấp đầy “khoảng trống” về nhân lực tại DN nhanh nhất, hiệu quả nhất. Kiểu cạnh tranh không lành mạnh trên sẽ làm cho DN mất lao động, sản xuất đình đốn.


Vừa qua, dù gặp khó khăn nhưng nhiều DN vẫn cố gắng giữ lao động bằng cách nhận lại đơn hàng từ các DN khác để bảo đảm việc làm hoặc “bấm bụng” trả lương chờ việc cho CN. Thế nhưng, giờ đây, khi sản xuất phục hồi, họ lại đứng trước nguy cơ thiếu lao động. Nhiều DN chỉ còn biết ngậm đắng nuốt cay, tiếc công mình “xúc tép nuôi cò”.


Không chỉ thuê người (xe ôm) xuống tận DN, nhất là DN xảy ra tranh chấp, các công ty muốn giành giật lao động thậm chí còn tìm đến tận phòng trọ CN để phát tờ rơi tuyển dụng. Giám đốc một công ty dệt may ở quận Tân Bình- TPHCM bức xúc: “Có DN mời CN của tôi sang thăm công ty của họ, sau đó dúi vào túi mỗi người 100.000 đồng và hứa hẹn, nếu sang làm sẽ trả lương cao hơn”. Hậu quả là chỉ một đêm, DN của vị giám đốc này bị mất đứt hai dây chuyền sản xuất, khiến công ty lâm vào cảnh khốn đốn.


Coi chừng mắc lừa


Lý giải vì sao trong một năm 3 lần chuyển chỗ làm, anh Nguyễn Xuân Hoàng, CN một DN giày da ở huyện Hóc Môn - TPHCM, thú thiệt: “Nơi nào trả lương cao hơn thì chúng tôi làm”. Suy nghĩ của anh Hoàng là rất phổ biến trong CN hiện nay.


Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thông, Phó Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Sơn, cho rằng: “Lựa chọn chỗ làm có thu nhập ổn định, phúc lợi cao hơn là quyền của CN, song họ phải cân nhắc, bởi không phải lúc nào sang chỗ làm mới cũng có lợi”. Thực tế, bị tác động bởi mức lương hậu hĩ mà các DN khác mời gọi, nhiều CN đã sẵn sàng bỏ việc. Tuy nhiên, ở chỗ làm mới, họ đã phải đối diện với tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó”, bởi tính đi tính lại, thu nhập cũng chẳng tăng được bao nhiêu so với chỗ làm cũ. Chưa kể, các khoản trợ cấp thâm niên, phụ cấp nhà trọ cũng không có. Đầu năm đến nay, Công ty Mỹ Sơn đã mất đứt 20 CN (chiếm gần 1/5 số CN của công ty). Nhưng sau vài tháng nếm trải công việc ở chỗ làm mới, nhiều người trong số này đã xin công ty cho trở lại.


Nhìn lại một số vụ tranh chấp vừa qua, chúng tôi nhận thấy tình trạng một bộ phận CN đã biến tình hình thiếu hụt lao động của DN thành “lợi thế” để ngừng việc, ra yêu sách, làm khó DN. Tranh chấp xảy ra dai dẳng do CN cứ tha hồ làm reo, còn DN thì “cò kè bớt một thêm hai”. Cứ như vậy, hai bên cứ đổ thêm dầu vào lửa, mâu thuẫn không thể nào giải quyết.

Để giữ lao động, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp, DN phải thay đổi cách quản lý lao động, cải thiện chế độ tiền lương, nâng cao phúc lợi cho người lao động (NLĐ). Quan trọng hơn là phải làm cho NLĐ thực sự thoải mái với nơi mình làm việc. Bên cạnh đó, phải xây dựng cơ chế đãi ngộ, đề bạt hợp lý để NLĐ an tâm, gắn bó lâu dài. Bản thân NLĐ cũng phải nâng cao ý thức, coi việc gắn bó, chia sẻ với DN trong lúc khó khăn là đạo lý, là trách nhiệm.

Tuấn Nguyên Nghị (Giám đốc điều hành Tổng Công ty Cổ phần May Nhà Bè)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo