xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đổi đời ở xã đất thép Tân Thạnh Đông

Bài và ảnh: Trần Nam Dương

Toàn xã Tân Thạnh Đông hiện có trên 6.000 xe gắn máy các loại, bình quân mỗi hộ có hơn một xe gắn máy; vài chục hộ dân có ô tô; hơn 20% số hộ dân có điện thoại . Với 6.000 con bò sữa, đây là xã có đàn bò sữa nhiều nhất nước

Xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi - TPHCM có 5.376 hộ dân với hơn 24.400 nhân khẩu. Những năm kháng chiến chống Mỹ, vùng đất này phải gánh chịu nhiều tổn thất do bom, đạn của kẻ thù. Sau ngày giải phóng là cả một vùng cỏ dại, Tân Thạnh Đông trong một thời gian dài được biết đến là một địa phương nghèo của TP.

Không còn hộ nghèo, nhà tranh tre

Ký ức của nhiều người dân nơi đây còn nhớ về vùng đất nhiễm phèn, lổn nhổn hố bom, với những đồng cỏ xơ xác. Thiếu nước canh tác, người dân chỉ làm lúa một vụ, năng suất thấp. Cái nghèo khó của cuộc sống đeo đuổi người dân, nhiều trẻ em thất học. Nói gì cho xa, bà Hà Thị Đuột, 70 tuổi, nhà ở ấp 6, nhớ lại: “Cách đây chừng 7- 8 năm, cả ấp chỉ có vài hộ dân có tivi, xe gắn máy”.

Những hình ảnh đó giờ đây chỉ còn trong hồi ức của những người lớn tuổi. Đến Tân Thạnh Đông hôm nay, chúng ta khó mà tìm được dấu tích của sự nghèo khó. Dọc theo Liên Tỉnh lộ 15 và những đường liên xã được đổ bê  tông nhựa rộng rãi, những ngôi nhà tường xây, mái ngói hai ba tầng lầu mọc lên ngày một nhiều. Ông Đoàn Thanh Vân, Chủ tịch UBND xã, phấn khởi nói: “Toàn xã hiện có trên 6.000 xe gắn máy các loại, bình quân mỗi hộ có hơn một xe gắn máy; số hộ dân có ô tô cũng vài chục; hơn 20% hộ dân có điện thoại”. Năm 2003, cùng với việc xóa hết hộ nghèo theo tiêu chí TP, xã Tân Thạnh Đông cũng xóa hết nhà tranh tre. Cả xã hiện có 3 trường tiểu học, một trường THCS, một trường THPT, bảo đảm 100% trẻ em đến tuổi đi học được đến trường.

Làm giàu nhờ chuyển đổi vật nuôi

Chúng tôi đến thăm nhà ông Nguyễn Văn Mạnh, 74 tuổi, thương binh 1/4, ở ấp 4, xã Tân Thạnh Đông. Nhìn căn nhà mái ngói, nền lát gạch đỏ tươi, với đầy đủ tiện nghi ít ai nghĩ rằng 5, 6 năm trước gia đình ông còn là một trong những hộ nghèo. Từ nguồn vốn 10 triệu đồng vay của Quỹ Xóa đói giảm nghèo (XĐGN), ông mua một bò sữa về nuôi. Từng bước, lãi từ tiền bán sữa và bò con, ông tích lũy và tăng dần đàn bò. Hiện nay, nhà ông đã có 7 con bò cho hơn 60 kg sữa/ngày, giá bán 3.300 đồng/kg, trừ chi phí chăn nuôi, mỗi ngày gia đình ông còn lời trên 100.000 đồng. Bình quân, mỗi tháng ông thu nhập trên 3 triệu đồng. Thấy nuôi bò có lãi, các con ông Mạnh đã mạnh dạn vay tiền từ quỹ XĐGN, ngân hàng nuôi bò. Đến nay, đàn bò của gia đình ông đã có 80 con. Tính bình quân 20 triệu đồng/con bò sữa, ông Mạnh và các con có tài sản 1,6 tỉ đồng. Ông Mạnh tâm sự: “Trước kia, có nằm mơ cũng không bao giờ dám nghĩ gia đình mình có tài sản như thế”.

Những hộ dân như gia đình ông Mạnh ở Tân Thạnh Đông không hiếm. Ông Huỳnh Văn Chiến, cán bộ nông nghiệp của xã, cho biết toàn xã có hơn 1.100 hộ dân nuôi 6.000 con bò sữa (trị giá hơn 100 tỉ đồng), hằng năm doanh thu bán sữa khoảng 40 tỉ đồng, trừ chi phí chăn nuôi, người dân còn lãi 10 tỉ đồng. Tính đến thời điểm này, Tân Thạnh Đông là xã có đàn bò sữa nhiều nhất nước. Chưa hết, với đàn heo thịt 8.000 con, bình quân mỗi năm cung cấp 1.600 tấn thịt, cả xã cũng thu về khoảng 24 tỉ đồng/năm. Nghề nuôi bò, heo kéo theo các dịch vụ trồng cỏ, cung cấp cám, hèm bia, xác mì, vắt sữa thuê, dịch vụ thú y... đã tạo ra nhiều công ăn việc làm thanh niên trong xã.

Quyết tâm thoát nghèo vững chắc

Có được kết quả trên là một quá trình phấn đấu nhiều năm của Đảng bộ, nhân dân Tân Thạnh Đông cùng với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền TP. Để hỗ trợ cho Tân Thạnh Đông thoát nghèo vững chắc, mỗi năm TP chi 150 triệu đồng để tiêm phòng bệnh 2 lần cho đàn bò, đàn heo. Vừa qua, TP còn đầu tư 26 tỉ đồng để xây dựng 30 km hệ thống  thủy lợi nội đồng  bảo đảm cung cấp đủ nước tưới tiêu cho gần 2.000 ha trồng lúa, hoa màu, cỏ bò. Nhờ chủ động nguồn nước, người dân ở đây đã làm lúa 2 vụ/năm và doanh thu từ 120 ha trồng cỏ bò đạt 1,8 tỉ đồng/năm. Tính chung, giá trị sản xuất về nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) trên địa bàn đạt 70 triệu đồng/ha/năm.  Bà Hà Thị Đuột nói: “Tôi đã sống ở đây dưới nhiều chế độ, nhưng chưa thấy bao giờ cuộc sống được như hôm nay, hết nghèo, có nhà cửa, đồng ra đồng vào”.

Khu Công nghiệp Tân Quy trên địa bàn xã đã có 15 doanh nghiệp đăng ký đầu tư và các nhà máy đang được chuẩn bị khởi công xây dựng. Dự kiến, khi đi vào hoạt động, khu công nghiệp này sẽ giải quyết việc làm cho hơn 2.200 lao động của xã và các khu vực lân cận. Ông Lê Văn Lum, Bí thư Đảng ủy xã Tân Thạnh Đông, khẳng định: “Quyết tâm của Đảng bộ, nhân dân chúng tôi là phát huy truyền thống cách mạng, mọi người đều cố gắng làm giàu về vật chất cũng như tinh thần cho bản thân, gia đình và xóm làng”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo