Theo đó, BHXH Việt Nam yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị rà soát, kịp thời kiến nghị các phương án đơn giản hoá thủ tục khi phát hiện những vướng mắc, bất cập trong quy định TTHC.
Các ban Thu, Sổ - Thẻ, Thực hiện chính sách BHXH, Thực hiện chính sách BHYT, Vụ Tài chính - Kế toán phối hợp với Vụ Pháp chế cùng các đơn vị liên quan, BHXH các tỉnh, thành rà soát TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam và đề nghị đơn giản hoá TTHC liên quan đến truy lĩnh lương hưu, hưởng tiếp trợ cấp BHXH trong các trường hợp: hết hạn hưởng, không còn tên trên danh sách chi trả tháng này nhưng còn số tiền của các tháng trước chưa nhận, người hưởng hoặc người lĩnh thay 6 tháng liên tục không nhận tiền, cơ quan BHXH đã tạm ngừng in danh sách chi trả, truy lĩnh chế độ BHXH một lần của những năm trước; ủy quyền lĩnh thay lương hưu, trợ cấp BHXH; truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng hoặc trợ cấp một lần của người hưởng đã chết nhưng còn những tháng chưa nhận…
Người dân làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT
Bên cạnh đó, Vụ Pháp chế phối hợp với Cục Kiểm soát TTHC - Văn phòng Chính phủ cùng các vụ, ban, BHXH các tỉnh, thành cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC (nếu có); tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về TTHC; theo dõi tình hình tiếp nhận và trả kết quả TTHC tại BHXH địa phương theo hệ thống "một cửa điện tử tập trung".
Theo BHXH Việt Nam, việc ban hành kế hoạch kiểm soát TTHC nhằm mục đích cắt giảm, đơn giản các TTHC, tiết kiệm chi phí và thời gian cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện giao dịch về BHXH, BHYT, BHTN.
Bình luận (0)