Trân trọng tình cảm của CNVC-LĐ TPHCM
Ông Nguyễn Văn Tám, Bí thư chi bộ xã Phú Nhuận, cho biết: Năm nay dù đã chủ động trước, 95% nhà
cửa vẫn bị ngập, 50% diện tích lúa sắp thu hoạch mất trắng, ước tính thiệt hại vật chất trên 3,2 tỉ đồng. Chị Nguyễn Thị Chơn ở ấp Phú Lợi nói, năm nay do lũ lên nhanh nhưng chậm rút, cả gia đình gồm 4 nhân khẩu phải đi giăng câu kiếm sống qua ngày. Dì Nguyễn Thị Hai, 65 tuổi ở ấp Chà Là, than: Trước khi lũ lên, gia đình vay ngân hàng 2 triệu đồng để mua lúa xuống giống. Nay 3 công ruộng sắp thu hoạch của gia đình gần như mất trắng. Hơn một tháng nay, nếu không có nguồn cứu trợ của xã (10 kg gạo/hộ/tháng), gia đình không thể cầm cự qua ngày. Hiện có 489/1.883 hộ dân trong toàn xã phải nhận trợ cấp thường xuyên.Ông Châu Văn Bé Năm, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè
, cho biết: Dù địa phương đã đầu tư xây dựng đê bao, bờ kè, đợt lũ năm nay vẫn có trên 200 hộ bị mất trắng, phải cứu đói thường xuyên. Mùa lũ năm nay, gần 3.000 ha đất nông nghiệp ở xãVĩnh Tường, huyện Vị Thủy, tỉnh Cần Thơ bị ngập, trong đó có 50% diện tích bị mất trắng. Hơn tháng nay, gia đình 7 nhân khẩu của bà Lê Thị Chua ở ấp 1 sống nhờ vào việc giăng câu, đặt trúm, kiếm mỗi ngày 10.000 đồng, chỉ đủ qua ngày. Ngoài bà Chua, còn có 218 hộ nghèo khác trong xã hiện đang phải đối mặt với cái đói. Trên 200 hộ dân ở ấp Giồng Kè, xã Bình Giang, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang cũng lâm vào cảnh hết sức khó khăn.Ông Nguyễn Thanh Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Tiền Giang, nói: Tấm lòng của CNVC-LĐ
TP đối với bà con nghèo rất đáng trân trọng. Dù phải đứng chờ dưới nắng mưa, họ vẫn kiên nhẫn chờ đoàn. Anh Chao Lâm, dân tộc Khmer ở ấp Giồng Kè, xã Bình Giang, huyện Vị Thủy, phải lội bộ 6 km đường ruộng từ sáng sớm. Cầm phần quà cứu trợ (gồm 100.000 đồng tiền mặt, bạt che mưa, sữa, mì gói, áo sơ mi và áo gió) trên tay, anh nói gia đình anh có thể cầm cự thêm nửa tháng. Nhận quà của đoàn cứu trợ, bà Nguyễn Thị Hai ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang nói như khóc: Một miếng khi đói bằng một gói khi no, quý lắm. Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bà con TP. Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Mai Đức Chính và các thành viên trong đoàn đã ân cần thăm hỏi bà con, trao quà của CNVC-LĐTP đến tận tay từng hộ gia đình. Ông nói, đây là chút quà nhỏ, là tình cảm của CNVC-LĐ TP dành cho bà con vùng lũ đang gặp khó khăn.Hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống sau lũ
Do nguồn nước bị ô nhiễm nặng, người dân chủ yếu xài nước giếng đ
óng hoặc nước mưa. Lác đác ở các xã nơi đoàn đi qua, bệnh sốt xuất huyết đã xuất hiện và đã được dập tắt kịp thời. Sau một thời gian dài tạm nghỉ học, học sinh các trường đã đi học trở lại từ đầu tháng 11. Nỗi lo lớn nhất của bà con nghèo ở các vùng lũ hiện tại chính là cái ăn. Hàng ngàn hộ dân, nhất là những hộ không có đất canh tác, phải làm thuê - không thể cầm cự lâu hơn, trong khi theo dự báo phải hơn nửa tháng nữa lũ mới rút.Năm nay, nhờ chủ động phò
ng chống, 3 tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ và Kiên Giang giảm được đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản. Tuy nhiên, phần lớn diện tích lúa hè thu vẫn bị ngập nặng. Chỉ tính riêng tại 4 huyện Cái Bè, Tân Phước, Châu Thành và Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, diện tích lúa thu hoạch chạy lũ bị thiệt hại (giảm từ 20%-60% năng suất) là 1.246 ha; mất trắng 377,7 ha; uớc thiệt hại gần 4.000 tỉ đồng. Tại tỉnh Kiên Giang, trên 3.372 ha lúa hè thu bị thiệt hại; gần 361,6 ha lúa mùa bị mất trắng, trong đó nặng nhất là hai huyện Hòn Đất, Kiên Lương. Trước khi lũ lên, người dân ở các địa phương đã tranh thủ gặt lúa, dành giống để cho vụ thu đông. Tuy nhiên, do gặt non để chạy lũ, nên chất lượng giống bị ảnh hưởng. Đến khi lũ rút, nhiều hộ cũng cạn giống do đã dùng hết để cầm cự qua ngày. Trước tình hình này, nhiều tỉnh đã chủ động hỗ trợ giống cho bà con nghèo. Tuy nhiên, do nhu cầu trong dân rất lớn, nên số lượng giống như muối bỏ bể. Xem ra, chỉ tiêu 8 triệu tấn lúa ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là không dễ thành hiện thực.
Bình luận (0)