xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đồng lương và trách nhiệm

Theo Sông Hàn (Enternews.vn)

Nếu so với mức lương của công nhân ở nhiều khu công nghiệp hay cử nhân chập chững bước vào nghề, thì mức lương tối thiểu từ 4-6 triệu đồng của trực gác chắn không phải là quá thấp


Liên tiếp trong 4 ngày trên các tuyến đường sắt đã xảy ra 5 vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng làm chết 3 người, bị thương 10 người, đồng thời nhiều đầu máy, toa xe và hàng trăm mét đường sắt bị hư hỏng nặng, gây thiệt hại hàng tỉ đồng, làm tê liệt tuyến đường sắt Bắc - Nam nhiều giờ.

Trong cuộc họp đột xuất với các đơn vị đường sắt mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã lên tiếng nhận trách nhiệm, xin lỗi, nhưng lại không quên "kể khổ" cho nhân viên gác tàu rằng: "Trực gác chắn lương thấp thì trách nhiệm sao cao được?". Phát biểu này thật sự làm ‘nóng’, thậm chí gây sự bất bình trong dư luận.

Đồng lương và trách nhiệm - Ảnh 1.

Nhân viên gác chắn đường sắt Ảnh mang tính minh họa

Chỉ 4 ngày, 5 vụ tai nạn đường sắt liên tiếp xảy ra. Tuy nguyên nhân đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Nhưng theo lãnh đạo công ty đường sắt, phần lớn đều có "yếu tố chủ quan của người lao động" làm ai cũng thấy đau lòng.

Được biết, dọc tuyến đường sắt Bắc - Nam tồn tại hơn 1.500 đường ngang có phép và 4.200 đường ngang trái phép. Cơ chế an toàn của những đường ngang này được vận hành bằng tay và được bảo vệ bằng việc "giơ đầu chịu đánh"!

Nói cách khác, đường sắt Việt Nam lạc hậu cả mấy chục năm so với thế giới. Không có một thứ gì tạo điều kiện tốt hơn cho công nhân viên đường sắt là tự ngành phải xem lại hạ tầng công nghệ, kỹ thuật của mình. Con người sức mạnh bao nhiêu cũng chỉ giới hạn thôi, không thể kiểm soát hết được những tai nạn bất ngờ. Nhưng trước mắt, đừng để xảy ra quá nhiều mối nguy cơ tai nạn như thế này.

Đồng lương và trách nhiệm - Ảnh 2.

Khi đã làm việc, nhận việc, nhận lương hàng tháng là phải có trách nhiệm với công việc của mình dù lương thấp hay cao

Vị tư lệnh ngành đã đứng ra bảo vệ nhân nhân viên của mình bằng cách "than thân kể khổ" chuyện lương bổng ngành mình thấp nên dẫn đến trách nhiệm của người lao động, nhân viên cũng không cao.

Có điều, mức lương tối thiểu là 4 - 6 triệu mà nói thấp thì cũng không đúng. Nếu so với lương của công nhân ở nhiều khu công nghiệp, hoặc đơn cử như lương của hàng ngàn, hàng vạn cử nhân ra trường "chập chững" bước vào nghề tiếp thị, bán hàng (nghề mà nói theo ngôn từ mỹ miều chút là Maketing) thì vẫn đang đứng trên, chưa kể nhân viên đường sắt này còn được mang cái mác "công nhân viên nhà nước".

Mà xét cho cùng phần lớn người lao động ở Việt Nam vẫn hưởng mức lương thấp như vậy chứ không chỉ nhân viên đường sắt. Khi đã làm việc, nhận việc, nhận lương hàng tháng là phải có trách nhiệm với công việc của mình dù lương thấp hay cao. Tính mạng của trăm con người, tài sản nhà nước, của nhân dân hàng nghìn tỷ không thể buông thỏng một câu "Lương thấp, trách nhiệm chỉ vậy" như lời vị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói được.

Nếu cứ lương thấp thì trách nhiệm thấp, như vậy, vô hình trung cả hệ thống hành chính hiện nay lương thấp nên trách nhiệm của cả bộ máy công quyền này cũng thấp!?

Vì thế, xin đừng lấy đồng lương ra làm màn chắn sau cùng của mọi thứ. Ngược lại, cũng đừng lấy những vụ việc đã xảy ra để làm cơ sở cho cái gọi là "phải tăng lương". Đồng ý là lương cao thì nhân viên, người lao động sẽ có ý chí phấn đấu, cống hiến nhiều hơn. Nhưng, nếu một người với bản chất vô trách nhiệm thì dù lương cao hay lương thấp thì họ vẫn sẽ có hành động vô trách nhiệm mà thôi.

Loại hình vận tải đường sắt tại nước ta có tiềm năng phát triển rất lớn. Ấy vậy mà, đã qua cái thời bao cấp nhưng ngành đường sắt vẫn mãi không chịu lớn, ì ạch và chậm chạp, không chủ động đề ra các chiến lược rõ ràng để tránh tụt hậu và cạnh tranh sòng phẳng với đường bộ và hàng không.

Điều đó dẫn đến việc có những thời điểm ngành đường sắt phải xin ngân sách Nhà nước để bù lỗ, trong khi nhu cầu phát triển kinh tế và đi lại của người dân vẫn luôn cần vận tải đường sắt thì chính nó lại tự làm mất đi vị thế của mình. Vì chất lượng kém, vì tốc độ chậm… và nay là vì nó "nguy hiểm" quá. Cứ đà này có thể chẳng mấy chốc, ngành đường sắt chẳng còn có ai ngó ngàng tới nữa.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo