xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Duyên nợ và hạnh phúc

Lệ Thủy thực hiện

“Năm 1975, Sài Gòn giải phóng, tôi làm công nhân xây dựng. Lúc đó, chẳng biết sao lại được anh em bầu làm... tổ phó Công đoàn. Không ngờ, kể từ ngày ấy, “nghiệp” Công đoàn đã vận vào tôi đến tận bây giờ và có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời...” - Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Đặng Ngọc Tùng nhớ lại...

. Phóng viên: Và sự tình cờ ấy đã trở thành duyên phận?

- Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN Đặng Ngọc Tùng: Lúc đó, tôi không nghĩ sau này mình sẽ gắn bó với tổ chức Công đoàn (CĐ) nhưng tôi rất hăng hái với “trọng trách” được giao. Đó là hằng ngày, cứ 4 giờ - 5 giờ sáng, lại đạp xe từ Bình Thạnh ra quận 1 để mua “bánh mì quốc doanh” cho anh em. Sau đó, khi đi xây dựng công trình ở Căn cứ Tống Lê Chân (Bình Phước), tôi lại được anh em bầu làm thư ký CĐ bộ phận. Do trong đội toàn anh em trẻ, khỏe, chúng tôi bàn nhau phát động thi đua sáng kiến, cải tiến. Thấy phong trào có hiệu quả, giám đốc rất vui, từ đó, việc lớn, nhỏ gì cũng hỏi ý kiến CĐ. Đến lúc ấy, tôi chợt nhận ra, làm CĐ... cũng rất quan trọng và thú vị.

. Trước đây, nói đến CĐ, mọi người lại hình dung đến hình ảnh một người chuyên lo “cơm, áo, gạo, tiền” cho CNVC-LĐ. Dường như hoạt động CĐ lúc ấy dễ dàng hơn bây giờ?

- Hồi đó, hoạt động CĐ rất thuần, chủ yếu trong khu vực quốc doanh. CĐ có kinh phí, lại được giao quản lý quỹ bảo hiểm xã hội. Năm nào chi không hết, phần kết dư được tổ chức cho CNVC-LĐ đi du lịch, tham quan, nghỉ mát... Chính vì vậy, người lao động (NLĐ) xin vào CĐ, không phải vận động khó khăn như bây giờ.

. Những thuận lợi đó cũng chính là khó khăn, cản trở cho CĐ khi đi vào kinh tế thị trường?

- Đó là khó khăn chung chứ không phải của riêng CĐ. Vấn đề quan trọng là chúng ta biết đổi mới để thích ứng và vượt lên.

Cần những cán bộ Công đoàn “có nghề”

. Ông có nghĩ rằng cán bộ CĐ cũng là một nghề?

- Đó là một nhận thức đáng trân trọng. Cán bộ CĐ “có nghề”, am hiểu chuyên môn, có kinh nghiệm trong quản lý, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp (DN) sẽ được DN nể; từ đó, tạo điều kiện cho hoạt động và tổ chức CĐ.

. Nhưng trong thực tế, không có mấy người thích làm “nghề” này, bởi quyền lợi ít, mà thiệt thòi lại nhiều?

- Từ kinh nghiệm bản thân và thực tiễn, tôi đã rút ra được một điều: Làm cán bộ CĐ rất cực, rất thiệt thòi nhưng cũng rất hạnh phúc khi được NLĐ tin cậy. Đừng bao giờ hỏi, làm điều đó, bản thân mình được lợi gì mà hãy luôn nghĩ, làm điều đó thế nào để có lợi nhất cho đoàn viên, cho CNVC-LĐ.

. Có phải suy nghĩ ấy đã tạo nên tính cách quyết liệt của đại biểu Quốc hội Đặng Ngọc Tùng khi tham gia xây dựng chế độ, chính sách liên quan đến CNVC-LĐ?

- Đó lại là vấn đề thuộc về nguyên tắc và chức trách mà một đại biểu dân cử phải thực hiện để xứng đáng với cử tri mà mình đại diện. Là đại biểu của CN, CĐ, trước tiên, tôi có trách nhiệm về những vấn đề liên quan trực tiếp đến đối tượng và tổ chức của mình.

. Trên diễn đàn Quốc hội, có bao giờ ông cảm thấy bị áp lực trước 10 triệu CNVC-LĐ?

- Áp lực là thường trực, cả khi tôi không ở diễn đàn Quốc hội. Khi phát biểu về tuổi hưu của NLĐ, tôi luôn nhớ đến hàng vạn CN cao su mới ngoài 40 tuổi mà đã không còn sức làm việc, chẳng có mấy người trụ nổi đến tuổi hưu. Khi tham gia sửa đổi chương XIV của Bộ Luật Lao động về đình công, tôi luôn trăn trở làm sao để sau khi luật ban hành, CN không còn đình công tự phát mà phải có sự lãnh đạo của CĐ...

Tự làm mới để tạo ra sức hấp dẫn

. Ông vừa nhắc đến vai trò của CĐ trong tổ chức, lãnh đạo đình công. Nhưng thực tế, nhiều nơi xảy ra đình công, CĐ chưa đủ sức tập hợp, lãnh đạo CN?

- Để xảy ra đình công trước hết là do DN vi phạm pháp luật, việc kiểm tra xử lý của cơ quan quản lý Nhà nước thiếu kiên quyết. Nhưng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Tôi có một kỷ niệm không thể nào quên khi đi giải quyết cuộc đình công của CN Công ty Samyang vào đầu năm 2003. Khi ấy CN bảo tôi: “Tụi cháu không đình công thì làm sao chú xuống đây?”. Câu nói như một lời trách móc khiến tôi cứ thấy lòng day dứt.

. Cánh cửa hội nhập đã mở ra. Người lạc quan nói nhiều đến thời cơ, người bi quan lại nhấn mạnh đến thách thức. Còn ông thì sao?

- Theo tôi, thời cơ đi liền với thách thức. Khi hội nhập, kinh tế phát triển, DN mở ra nhiều, chắc chắn sẽ tạo thêm công ăn việc làm, lực lượng lao động sẽ phát triển mạnh mẽ và CĐ có nguồn để phát triển đoàn viên, xây dựng CĐ cơ sở. Đó là thời cơ của CĐ. Nếu CĐ biết hoạt động, thật sự góp phần vào sự phát triển của DN, vị thế CĐ sẽ được nâng lên.

. “Hội nhập đã đến trước cửa nhà” nhưng đội ngũ CNVC-LĐ vẫn còn nhiều hạn chế về trình độ học vấn, tay nghề, tác phong công nghiệp. Theo ông, phải làm gì để khắc phục tình trạng này?

- Bản thân mỗi CNVC-LĐ phải nhận thức được những cơ hội và thách thức của mình để phấn đấu học hành. Đó là điều quan trọng nhất. Song song đó, Nhà nước phải có chủ trương, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực. Muốn công nghiệp hóa - hiện đại hóa thành công, điều kiện tiên quyết là phải “công nghiệp hóa - hiện đại hóa” chính đội ngũ thực hiện nhiệm vụ đó.

. Người tiền nhiệm của ông, bà Cù Thị Hậu, luôn trăn trở vì đến giờ vẫn chưa có một nghị quyết về giai cấp CN. Ông có nghĩ rằng việc này đã quá trễ?

- Nếu chúng ta quyết tâm bắt đầu thì sẽ không bao giờ muộn cả. Đảng luôn quan tâm đến xây dựng giai cấp CN, nhất là trong bối cảnh nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn. Nhiều khả năng, trong năm nay, nghị quyết về xây dựng giai cấp CN sẽ ra đời. Đó sẽ là một món quà quý, tiếp sức cho CN, CĐ tự tin bước vào hội nhập.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo