xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ép không được, cho nghỉ đại!

Bảo Ngọc

Sau khi thu hồi quyết định điều động trái luật, doanh nghiệp thông báo cho người lao động thôi việc khi họ không hề vi phạm pháp luật

“Ngày 11-7, Báo Người Lao Động có bài phản ánh về việc tôi bị công ty điều động công tác trái luật. Sau đó, công ty đã thu hồi quyết định điều động sai trái và chuyển tôi về làm việc tại trụ sở công ty. Nhưng tại đây, công ty không bố trí công việc mà thông báo cho tôi tạm nghỉ việc. Đến ngày 1-9, công ty ban hành thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với tôi sau 45 ngày kể từ ngày 1-9. Hiện tôi đang nuôi con nhỏ mà công ty lại cho tôi nghỉ việc trong khi tôi không hề vi phạm”. Đây là bức xúc của chị Nguyễn Thị Thêm, nhân viên kế toán Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Du lịch Xuân Nam (Công ty Xuân Nam - 150 Lý Chính Thắng, phường 7, quận 3-TPHCM), trong đơn khiếu nại gửi cơ quan chức năng mới đây.

“Dụ” người lao động thỏa thuận

Bài “Đủ kiểu o ép” trên Báo Người Lao Động ngày 11-7 phản ánh việc chị Thêm bị Công ty Xuân Nam điều động xuống làm việc tại chi nhánh ở huyện Bình Chánh là trái với thỏa thuận và trái pháp luật. Sau khi báo đăng, ngày 3-8, Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TPHCM có buổi làm việc với công ty. Tại buổi làm việc, ông Phạm Văn Du, Giám đốc Công ty Xuân Nam, thừa nhận việc điều động chị Thêm là không đúng và hứa sẽ khắc phục. Sau đó, công ty ban hành quyết định thu hồi quyết định điều động và chuyển chị Thêm về trụ sở ở quận 3- TPHCM.

img
Mặc dù đã liên lạc nhiều lần nhưng phóng viên Báo Người Lao Động (x)
vẫn không gặp được lãnh đạo Công ty Xuân Nam. Ảnh: PHAN ANH

Ngày 4-8, Công ty Xuân Nam lập biên bản về việc sắp xếp công việc cho chị Thêm nhưng thực chất là “dụ” chị Thêm ký vào “biên bản thỏa thuận” với nội dung: Công ty Xuân Nam quyết định điều chị Thêm về làm việc tại chi nhánh ở huyện Bình Chánh, công việc cụ thể sẽ do chi nhánh sắp xếp, lương và phụ cấp sẽ được tính theo cách tính lương hiện hành của chi nhánh. Chị Thêm không đồng ý với biên bản mang tính áp đặt này.

Ngày 12-8, Công ty Xuân Nam tiếp tục lập biên bản với nội dung không khác gì biên bản ngày 4-8 và chị Thêm vẫn không đồng ý. Cùng ngày, Giám đốc Công ty Xuân Nam Phạm Văn Du ký thông báo gửi chị Thêm cho biết, căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, do công ty không thể sắp xếp được nên thống nhất cho chị Thêm được nghỉ việc kể từ ngày 12 đến hết ngày 31-8 và vẫn được nhận lương trong khoảng thời gian trên.

Không hẹn, không tiếp, không trả lời!

Đến ngày 1-9, khi hết thời gian nghỉ theo thông báo của công ty, chị Thêm đến công ty để làm việc thì lại nhận được thông báo với nội dung: căn cứ khoản 2, điều 17 Bộ Luật Lao động; do công ty không thể bố trí công việc tại văn phòng công ty; căn cứ biên bản thỏa thuận ngày 12-8, nay thông báo hợp đồng lao động giữa công ty với chị Thêm sẽ chấm dứt sau 45 ngày kể từ ngày 1-9. Trong thời gian này, chị Thêm không cần đến công ty và vẫn hưởng lương theo quy định.

Trước những việc làm thiếu thiện chí của Công ty Xuân Nam, chị Thêm tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến LĐLĐ TPHCM và Báo Người Lao Động. Nhận được khiếu nại của chị Thêm và đơn chuyển của LĐLĐ TP, phóng viên Báo Người Lao Động đã nhiều lần liên lạc với công ty với mong muốn nhận được câu trả lời thỏa đáng cho người lao động. Tuy nhiên, lần nào cũng vậy, câu trả lời là “ban giám đốc đi công tác”, “đang bận họp”… Phóng viên cũng đã gọi điện thoại trực tiếp cho ông Du nhưng ông không nghe máy.

Ngày 8-9, trước bức xúc của người lao động, phóng viên đã đến thẳng trụ sở công ty thì được một nhân viên cho biết giám đốc đi công tác chưa về, chỉ có Phó Giám đốc Lê Đình Nho đang ở công ty. Chúng tôi đề nghị được gặp ông Nho, nhân viên vào báo cáo và trở ra yêu cầu chờ, ông Nho sẽ tiếp chuyện. Chúng tôi phải chờ đợi khá lâu nên sốt ruột đề nghị nhân viên tiếp tân thông báo với phó giám đốc một lần nữa. Đáng tiếc, khi nhân viên này quay trở ra thì chúng tôi nhận được câu trả lời: Phó giám đốc không tiếp vì không hẹn trước!

Luật sư Cao Thế Luận, Công ty Luật TNHH một thành viên Phạm Nghiêm:

Không có căn cứ và trái pháp luật

Việc Công ty Xuân Nam căn cứ vào khoản 2, điều 17 Bộ Luật Lao động để cho chị Thêm nghỉ việc là “lấy râu ông nọ, cắm cằm bà kia”. Công việc của chị Thêm là kế toán, bộ phận kế toán của công ty không sáp nhập, giải thể thì không thể căn cứ vào điều luật này để cho chị nghỉ việc. Ngoài ra, thông báo nghỉ việc căn cứ vào “biên bản thỏa thuận” ngày 12-8 trong khi biên bản này chị Thêm không đồng ý thì không thể gọi là “thỏa thuận”. Như vậy, thông báo ngày 1-9 của Công ty Xuân Nam không có căn cứ và trái pháp luật. Nếu sau 45 ngày, công ty vẫn cho nghỉ việc thì chị Thêm có quyền kiện ra tòa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo