Người lao động thông báo tình trạng việc làm tại Trung tâm Giới thiệu việc làm TPHCM. Ảnh: Phan Anh
- Bà Celine Peyron Bista: Năm 2011, chúng tôi đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam, cụ thể là Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của BHTN. Một trong những vấn đề được bàn thảo nhiều nhất là mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHTN. Chúng tôi đã khuyến nghị Chính phủ nên mở rộng đối tượng gồm cả những doanh nghiệp (DN) sử dụng từ 1 người lao động (NLĐ) trở lên. Hiện Cục Việc làm đang dự thảo sửa luật và các quy định liên quan đến vấn đề này.
* Ở Việt Nam, nhiều DN chậm đóng BHTN dẫn đến chậm chốt sổ BHXH, dẫn đến NLĐ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyền lợi thiệt thòi...?
- Chúng tôi cho rằng NLĐ không đáng phải chịu hậu quả do lỗi của người sử dụng lao động. Chúng tôi khuyến nghị NLĐ làm việc thì phải được bảo hiểm, kể cả trong trường hợp DN chưa nộp BHTN theo quy định. Lý do là trong trường hợp này, nghĩa vụ trích trừ tiền lương của NLĐ để đóng BHTN thuộc về DN và NLĐ đã thực sự làm việc trước khi thất nghiệp nên họ phải được hưởng các quyền lợi chính đáng. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu xem làm thế nào để có thể thực thi đề xuất này ở Việt Nam. Chúng tôi đồng thời cũng khuyến nghị BHXH Việt Nam cần chịu trách nhiệm thu hồi khoản nợ này hơn là để gánh nặng đó cho NLĐ.
* Bà có nghĩ rằng BHTN thật sự đóng góp vào việc ổn định quan hệ lao động?
- Theo kinh nghiệm mà chúng tôi quan sát được thì khi có các chương trình BHXH, bao gồm cả BHTN, chúng ta có thể tránh được rất nhiều tranh chấp giữa NLĐ và người sử dụng lao động khi phải sa thải lao động. Bởi vì khi có BHTN, trách nhiệm chi trả hỗ trợ khi NLĐ mất việc làm không chỉ dựa vào người sử dụng lao động mà dựa vào bên thứ ba là quỹ BHXH và quỹ này đã được bảo đảm sẵn sàng chi trả. Như vậy không còn áp lực nhiều đối với người sử dụng lao động. Vì vậy, có thể nói BHTN đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì quan hệ lao động hài hòa, đặc biệt trong thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
* Trên thế giới, xu hướng phát triển của BHTN như thế nào?
Ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Thường trực Bộ LĐ-TB-XH: Phát triển một thị trường lao động lành mạnh BHTN là việc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ, còn giải quyết việc làm, hỗ trợ học nghề là sự nối tiếp của BHTN. Các trung tâm giới thiệu việc làm, nơi tiếp nhận và giải quyết chế độ thất nghiệp, đồng thời thực hiện chức năng tư vấn ngành nghề, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề cho NLĐ đang thất nghiệp. Giải quyết tốt việc làm cho NLĐ chính là góp phần giảm thiểu thất nghiệp; đồng thời, việc thực hiện đầy đủ những quy định về BHTN cũng góp phần phát triển một thị trường lao động lành mạnh. |
Bình luận (0)