icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

GCCN vẫn là lực lượng quyết định vận hành nền kinh tế tri thức

Đan Tâm

LTS: Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của TPHCM nói riêng, cả nước nói chung tiếp tục phát triển, cơ cấu khu vực kinh tế và thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong thành tích chung đó có sự đóng góp to lớn của giai cấp công nhân (GCCN) và tổ chức Công đoàn (CĐ). Chuẩn bị Đại hội CĐ TPHCM và CĐ Việt Nam, Báo Người Lao Động mở mục “Góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội VIII Công đoàn TPHCM”, mong được các nhà nghiên cứu, các đoàn viên CĐ, cùng bạn đọc gần xa hưởng ứng

Lâu nay mọi người đều cho rằng: GCCN là lực lượng trực tiếp tạo ra nền sản xuất công nghiệp, mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa là bước phát triển cao. Đảng ta từ trước tới nay luôn khẳng định: “GCCN... là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (Văn kiện Đại hội IX, trang 125). Nhưng gần đây, sau khi xuất hiện nền kinh tế tri thức, không ít người cho rằng kinh tế tri thức  do lực lượng trí thức quyết định, GCCN trở thành lực lượng phụ thuộc và chỉ giữ vai trò thụ động. Nếu quan điểm trên thắng thế thì sẽ tai hại biết nhường nào. Và thực tế đã và đang gây ra không ít điều bất lợi cho vai trò của GCCN nước ta. Về mặt nhận thức - quan điểm, nó gây ra mơ hồ cho xã hội và cho bản thân GCCN; và có kẻ nhân danh “tìm tòi”, “sáng tạo” đã tung ra “luận thuyết”, “bẻ ngoặt mũi tên chỉ đường” (tức là quay ngoắt 180o vai trò lãnh đạo cách mạng của GCCN); với không ít người thiếu kiên định trước đây thì nay dao động về lý tưởng và quan điểm, nhưng ngại nói ra. Trong thực tế, nơi này nơi nọ, vai trò GCCN và vị thế của người công nhân không được coi trọng và đối xử cần có như nó phải có.

Đây là một tiền đề nhận thức - quan điểm đặt nền tảng tư tưởng cho vai trò của GCCN đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nếu không, mọi chính sách và giải pháp đưa ra thực thi chỉ là đứt đoạn và có tính chất tạm thời mà thôi.

Ít ra có hai vấn đề cơ bản cần được thông suốt về nhận thức và thống nhất về hành động.

Một là, thực chất công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta là gì và lực lượng nào là quyết định nhất.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, trong chặng đường trước mắt  là chuyển toàn bộ các ngành sản xuất (công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp...) từ lao động thủ công, nửa cơ khí và cơ khí với công nghệ lạc hậu,  lỗi thời sang sản xuất chủ yếu bằng công cụ cơ khí hiện đại, công nghệ tiên tiến. Như vậy là cả hai khâu: chế tạo công cụ hiện đại và điều khiển, vận hành máy móc, công cụ đó, không ai khác là công nhân, trước hết là công nhân cơ khí và công nhân công nghệ hiện đại. Đành rằng mấy năm lại đây nhằm hiện đại hóa nền sản xuất công nghiệp, nước ta đã và đang nhập ngày càng nhiều máy móc hiện đại; nhưng cũng chỉ nhập những máy móc và từng chi tiết máy móc hiện đại mà trong nước chưa sản xuất được; và quan trọng hơn, công nhân và cán bộ kỹ thuật nước ta đã và đang vươn lên chế tạo máy móc hoặc bộ phận máy móc thay thế cho nhập ngoại. Còn người điều khiển và vận hành máy móc hiện đại, tuyệt đại bộ phận là công nhân ta. Trong thực tế, công nhân ta đã và đang làm tốt; và trong không ít ngành nghề, công nhân ta không kém gì công nhân khu vực mà các sản phẩm đứng vững trong cạnh tranh thị trường thế giới và hai kỳ thi công nhân kỹ thuật ASEAN là một minh chứng.

Hai là, sự khác biệt cơ bản giữa nền kinh tế công nghiệp với nền kinh tế tri thức là một đằng, sản phẩm được tạo ra bằng lao động cơ bắp là chủ yếu; một đằng, sản phẩm được tạo ra bằng lao động trí tuệ là chủ yếu. Như vậy, cho dù đến khi có nền kinh tế tri thức phát triển (hàm lượng trí tuệ chiếm 70% trở lên trong tổng sản phẩm xã hội), vẫn cần một lực lượng lao động chân tay và một hàm lượng lao động cơ bắp đáng kể trong lực lượng GCCN và sản phẩm công nghệ. Hơn thế nữa, cho dù là kinh tế tri thức và công nghệ hiện đại, người công nhân vẫn giữ vai trò quan trọng cùng trí thức tạo ra sản phẩm trí tuệ, vẫn là lực lượng quyết định vận hành nền kinh tế tri thức. Tất nhiên, lúc đó phải là tầng lớp công nhân trí thức.

Như vậy, đất nước càng đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước phát triển nền kinh tế tri thức như Đại hội IX của Đảng đã quyết định, càng làm nổi bật vai trò đi đầu và quyết định của GCCN và trí thức nước ta; chứ vai trò ấy không hề suy giảm và bị hạ thấp như không ít người quan niệm. Vấn đề là làm sao để GCCN nhanh chóng vươn lên đảm đương được sứ mệnh nặng nề và vẻ vang đó. CĐ phải là lực lượng GCCN có tổ chức rộng lớn và chặt chẽ đủ sức đảm đương sứ mệnh vẻ vang và nặng nề đó.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo