Nếu có, bạn hãy dành chút thời gian kiểm điểm xem mình có những “tố chất” này hay không?
Trước tiên là sự cẩu thả. Điều này thể hiện không chỉ trong những việc lớn mà ngay cả trong những việc nhỏ nhặt hằng ngày: Sếp giao việc nhưng làm qua loa, làm cho có, không kiểm tra xem kết quả như thế nào? Thậm chí, không nhớ mình đã làm hay chưa, khi được hỏi mới giật mình...
Lười biếng là nguyên nhân thứ hai khiến sếp ngán ngẩm, không muốn giao việc cho bạn. Đơn giản là vì họ không có niềm tin vào bạn, lo sợ bạn sẽ làm chậm, hỏng việc. Lưu ý là không có người sếp hay đồng nghiệp nào muốn cộng tác với một người lười biếng.
Sự hời hợt cũng là một trong những yếu tố làm cho bạn trở nên nhạt nhẽo trong mắt sếp. Trong một thời gian dài, bạn không có một sáng kiến gì nổi bật, không có một ý tưởng nào xuất sắc, không hoàn thành một công việc nào khả dĩ để lại ấn tượng cho đồng nghiệp và sếp. Điều đó có nghĩa bạn không ghi được điểm nào trong hồ sơ đánh giá của sếp.
Nhàm chán là yếu tố tiếp theo khiến bạn cứ đứng yên một chỗ dù tuổi đời ngày càng cao, sức khỏe ngày càng kém, ý tưởng ngày càng thui chột. Nhàm chán thường đi liền với sự lười biếng, an phận, “được không vui, mất không buồn”.
Một yếu tố khác khiến bạn không bao giờ lọt vào danh sách cân nhắc, đề bạt của sếp là sự mờ nhạt. Trong đám đông, bạn hiện diện như một cái bóng và nếu như bạn “biến mất” thì cũng không ai thấy thiếu vắng. Sự mờ nhạt là điều khiến cho bạn dễ lọt vào danh sách những người được “ưu tiên” cho nghỉ việc nếu công ty gặp sự cố, rủi ro hoặc sắp xếp lại tổ chức.
Bình luận (0)