Đam mê, khéo léo, kiên nhẫn
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga đang may phục trang tại cơ sở Vĩnh Lộc. Ảnh: HIỀN VIỆT
Không chỉ tỉ mỉ, khéo léo, đam mê với nghề, người làm phục trang cần có kiến thức sâu rộng về lịch sử để bảo đảm tính chính xác và phù hợp cho phục trang qua các thời kỳ. Nhà thiết kế Sĩ Hoàng cho biết: “Khi dựng một vở diễn mang tính lịch sử dân tộc, yếu tố trang phục phải đặt lên hàng đầu, tạo hình nhân vật phải đúng chuẩn mới khắc họa chính xác hình tượng nhân vật. Do đó, người làm phục trang phải rất am tường lịch sử”. Cũng theo ông, để thành công với nghề, người may phục trang cần có lòng đam mê, óc thẩm mỹ cao, đôi mắt tinh nhạy, bàn tay khéo léo và sự kiên nhẫn.
Tôn vinh tính cách nhân vật
Thời gian gần đây, nhiều sân khấu khởi sắc, các vở diễn quy mô ngày càng nhiều và nghề may phục trang sân khấu cũng phát triển. Ở các sân khấu lớn hay nhỏ, công tác phục trang luôn được chú trọng vì thông qua trang phục sẽ làm tôn vinh tính cách nhân vật. Nhiều năm kinh nghiệm trong nghề may phục trang sân khấu và hiện là giảng viên Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM, đạo diễn Vĩnh Lộc cho rằng: “Hầu hết nghệ sĩ khi khoác trên người những bộ phục trang lộng lẫy sẽ khắc họa được hình tượng nhân vật lịch sử. Tất cả nhờ công lao của người làm trang phục vì họ đến với nghề bằng cả tâm hồn và lòng đam mê nghệ thuật”.
Đạo diễn Nguyên Đạt nhìn nhận: “Đây là một nghề cần sự đào tạo bài bản. Tuy nhiên, hiện nhiều bạn trẻ theo nghề chỉ bằng sự đam mê và kiến thức “học lóm” nên thiết kế trang phục theo kiểu hiện đại và đơn giản, thiếu chiều sâu. Điều quan trọng nhất là người may phục trang phải hiểu rõ nội dung vở diễn, tính cách nhân vật để định hướng, thiết kế trang phục đúng thần thái, tính chất của vở diễn”.
Nghệ sĩ Châu Thanh chia sẻ: “Tôi rất quý và trân trọng những người thợ may trang phục sân khấu. Bởi ngoài lòng yêu nghề, sự tận tâm trong từng sản phẩm, họ còn góp phần làm đẹp cho các vở diễn. Những bộ trang phục luôn mang lại cái hồn riêng cho từng nhân vật”. |
Bình luận (0)