xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giúp công nhân an cư, lạc nghiệp

Trịnh Thị Sương Thu, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sản xuất Cơ khí Duy Phong (quận 12, TP HCM)

Nhiệm kỳ 2013-2018, bản thân tôi rất tâm đắc với các chương trình chăm lo thiết thực cho đoàn viên Công đoàn (CĐ) và người lao động của tổ chức CĐ TP, trong đó nổi bật các chương trình như "Tấm vé nghĩa tình", "Cùng công nhân (CN) vượt khó", "Trái tim nghĩa tình"…

Giúp công nhân an cư, lạc nghiệp - Ảnh 1.

Gắn bó với hoạt động ở cơ sở, tôi hiểu và cảm thông với nỗi lo cơm áo, gạo tiền của anh chị em CN, nhất là CN ngoại tỉnh đến TP HCM làm việc. Nền lương tối thiểu thấp khiến dù có làm việc cật lực thì thu nhập CN vẫn bấp bênh, khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Không có dư để tích lũy, chắc chắn ước mơ an cư của lao động nhập cư trở nên xa vời. Rất nhiều chương trình nhà ở xã hội được triển khai nhưng theo tôi biết, CN ngoại tỉnh rất khó tiếp cận chính sách này. Do vậy, để CN ổn định cuộc sống tại TP và gắn bó lâu dài với nơi làm việc, chúng ta cần có khảo sát nhu cầu nhà ở của họ để có chính sách chăm lo, hỗ trợ phù hợp. Chẳng hạn, nếu trong năm đó, TP sẽ xây 2 khu nhà ở xã hội với 1.000 căn hộ thì nhà nước cần cân đối, phân bổ cho tổ chức CĐ. Sau khi CĐ cấp trên triển khai chương trình, CĐ cơ sở sẽ xét, lựa chọn những đoàn viên khó khăn thực sự về chỗ ở để đề xuất hỗ trợ. Theo tôi, chỉ cần giải quyết từ 1-2 su5ất nhà ở cho CN tại doanh nghiệp thì uy tín của tổ chức CĐ sẽ được nâng cao. Đó cũng chính là những việc làm thiết thực nhất để gầy dựng niềm tin nơi người lao động và tạo động lực để họ tham gia vào tổ chức CĐ.

Vấn đề thứ hai mà tôi quan tâm đó là trường học cho con CN. Bản thân tôi, năm nay, con tôi đến độ tuổi đi học nhưng từ đầu tháng 9-2017, tôi đã phải tranh thủ đăng ký KT3 để cháu được học ở trường công vì đầu tháng 12-2017, cán bộ tổ dân phố đã thống kê các gia đình có con trong độ tuổi đi học để nộp lên trên bố trí trường. Tôi cố gắng để con học trường công vì cảm thấy an tâm hơn, gần nhà và tiện đưa đón. Hơn 90% CN đều ở trọ và thường thay đổi chỗ ở sao cho phù hợp với mức lương, công việc... Do đó, việc đăng ký KT3 là rất khó. Hơn nữa, số lượng chủ nhà trọ hỗ trợ đăng ký KT3 cho CN rất ít. Vì những lý do đó mà CN buộc phải cho con đi học tại các trường tư, xa nhà... với nhiều khoản chi phí phát sinh, chẳng hạn như thuê xe ôm đưa đón con, trả thêm tiền giữ trẻ nếu tăng ca. Điều CN lo lắng hơn là tình trạng bạo hành trẻ em ở các nhóm trẻ tư thục.

Vì thế, để CN an tâm làm việc, các cấp chính quyền và tổ chức CĐ cần nghiên cứu tháo gỡ khó khăn về hộ khẩu và tạo điều kiện cho con CN được học ở trường công.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo