xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động

Dự kiến vào cuối tháng 3-2002, kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa X sẽ thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động (BLLĐ). Đây là một trong những vấn đề quan trọng, nhạy cảm, thu hút sự quan tâm của dư luận và liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của đông đảo lao động xã hội. Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch LĐLĐ TPHCM, đại biểu Quốc hội - đơn vị TPHCM, có văn bản góp ý về dự thảo này.

Theo ông nhìn nhận, dự thảo có nhiều điểm được tiếp thu, sửa đổi tiến bộ, song cần điều chỉnh thêm để đạt yêu cầu tiến bộ hơn, tính khả thi cao hơn. Báo Người Lao Động trích đăng bản góp ý này

Ngày 22-3-2002, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Hằng, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ đọc tờ trình trước Quốc hội (QH) về dự án Luật Sửa đổi, Bổ sung một số điều của BLLĐ. Tôi hoàn toàn thống nhất về nội dung tờ trình, sự cần thiết, định hướng và nguyên tắc sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ. Tuy nhiên đi vào cụ thể một số điều, tôi xin có ý kiến như sau:

Không khống chế mức trần trợ cấp mất việc

1. Điều 17: Trả trợ cấp mất việc làm, có hai chỗ sửa đổi. Thứ nhất là theo quy định hiện hành thì chỉ những người đã làm việc được một năm trở lên mới được trợ cấp, nay sửa lại, kể cả những người làm việc theo hợp đồng mùa, vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới một năm cũng được trợ cấp. Quy định này tiến bộ hơn quy định hiện hành, giúp cho những người làm việc theo hợp đồng ngắn hạn dưới 1 năm cũng được bình đẳng với những người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) dài hạn, và họ cũng có cơ may nhận trợ cấp mất việc. Chúng tôi rất tán thành việc bổ sung này.

Thứ hai là dự thảo khống chế mức trợ cấp mất việc tối đa là 10 tháng tiền lương. Theo tôi không nên khống chế mức trần này, vì đây là khoản tiền trả cho lao động quá khứ của người lao động (NLĐ) mà họ đã đóng góp cho doanh nghiệp, lao động này tùy thuộc vào thâm niên của từng người, do đó không nên khống chế mức trần, mà vẫn để như cũ “cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương”.

Không ký HĐLĐ mới, hợp đồng đã giao kết trở thành HĐLĐ
không xác định thời hạn

2. Điều 27: Đây là một sửa đổi rất tiến bộ, từ thực tiễn trong thời gian qua nhiều người sử dụng lao động né tránh việc đóng bảo hiểm xã hội cho NLĐ, nên thường xuyên ký hợp đồng lao động ngắn hạn cho những công việc dài hạn. Việc sửa đổi này sẽ hạn chế được kẽ hở của pháp luật lao động làm thiệt hại quyền lợi của NLĐ, chúng tôi rất tán thành việc bổ sung này: “Khi hợp đồng lao động theo mùa vụ, dưới 12 tháng hoặc từ 12 tháng đến 36 tháng, mà NLĐ hết hạn, hai bên phải ký HĐLĐ mới; nếu không ký kết HĐLĐ mới, hợp đồng đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một lần, sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn”.

3. Điều 37: Khoản 1 điều 37 theo quy định hiện hành: Có 6 trường hợp NLĐ làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 1 năm thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Nay bổ sung thêm một trường hợp nữa là: “NLĐ bị ốm đau, tai nạn phải điều trị dài ngày theo chỉ định của thầy thuốc”. Đây là sự bổ sung cần thiết và hợp lý, chúng tôi hoàn toàn tán thành.

4. Điều 41: Khoản 2 điều 41 có bổ sung thêm: “Trong trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái với quy định tại khoản 1 điều 37 hoặc chấm dứt HĐLĐ theo khoản 3 điều 37 mà không do lỗi của người sử dụng lao động thì không được trợ cấp và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương cộng phụ cấp lương”.

Chúng tôi đề nghị bỏ đoạn: “hoặc chấm dứt HĐLĐ theo khoản 3 điều 37 mà không do lỗi của người sử dụng lao động”. Vì nếu thêm đoạn này sẽ thiệt hại đến quyền lợi của NLĐ rất nhiều. Trong thực tế nhiều trường hợp không do lỗi của người sử dụng lao động nhưng do khách quan như: Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn, hoặc được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước, hoặc lao động nữ có thai nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ điều trị, hoặc bản thân bị ốm đau dài ngày...

Người sử dụng lao động có trách nhiệm thưởng cho NLĐ

5. Điều 42: (Trợ cấp thôi việc). Chúng tôi có hai ý kiến:

- Không đồng tình với việc khống chế mức trợ cấp thôi việc tối đa là 5 tháng lương mà đề nghị giữ nguyên như cũ. Có nghĩa là cứ mỗi năm làm việc được trợ cấp nửa tháng lương cộng với phụ cấp lương (nếu có).

- Đề nghị bỏ đoạn: “khoản 3 điều 37 mà không do lỗi của người sử dụng lao động” vì để đoạn này sẽ thiệt hại quyền lợi của NLĐ như đã phân tích ở điều 41.

6. Điều 64: (Tiền thưởng). Vấn đề thưởng cho NLĐ hàng năm là vấn đề hết sức nhạy cảm, đây là khoản tiền để động viên NLĐ đã có công sức đóng góp cho doanh nghiệp sau một năm làm việc, đồng thời phù hợp với tập quán, phong tục của người Việt Nam khi đón tết cổ truyền của dân tộc. Vì vậy cần phải quy định hết sức chặt chẽ và cụ thể, nếu không sẽ dễ xảy ra các vụ tranh chấp lao động tập thể vào dịp cuối năm. Do đó điều 64 đề nghị sửa lại như sau: “Hàng năm căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ; người sử dụng lao động có trách nhiệm thưởng cho NLĐ làm việc tại DN. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo ý kiến ban chấp hành Công đoàn cơ sở”.

Không tăng giờ làm thêm, giữ nguyên như hiện hành

7. Điều 69: Điều 69 hiện hành quy định: “Người sử dụng lao động và NLĐ có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng không quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm”, nay bổ sung thêm “trường hợp đặc biệt cũng không được quá 300 giờ trong một năm. Chính phủ quy định một số trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ, sau khi tham khảo ý kiến Tổng LĐLĐ Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.

Vấn đề này chúng tôi có ý kiến như sau: Điều 68 không sửa, có nghĩa là mỗi ngày làm việc 8 giờ, 48 giờ trong một tuần.

Như vậy, NLĐ phải làm việc nhiều hơn cán bộ công chức mỗi tuần 8 giờ, mỗi tháng 32 giờ, mỗi năm 384 giờ, và cộng thêm 300 giờ ở điều 69 nữa, như vậy NLĐ phải làm thêm so với chúng ta 684 giờ, còn đâu thời gian để chăm sóc cho gia đình con cái, học hành vui chơi giải trí, còn đâu sức khỏe cho tương lai lâu dài? Liệu chúng ta có nên thấy cái lợi trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài của cả thế hệ cho tương lai? Do đó chúng tôi đề nghị không nên tăng thêm giờ làm thêm mà giữ nguyên điều 69.

 

 . Không nên khống chế mức trần trợ cấp mất việc vì đây là khoản tiền trả cho lao động quá khứ của NLĐ mà họ đã đóng góp cho doanh nghiệp, lao động này tùy thuộc vào thâm niên của từng người

. Cần phải quy định về tiền thưởng hết sức chặt chẽ và cụ thể, nếu không sẽ dễ xảy ra các vụ tranh chấp lao động tập thể vào dịp cuối năm

. NLĐ phải làm thêm so với chúng ta 684 giờ, còn đâu thời gian để chăm sóc cho gia đình con cái, học hành vui chơi giải trí, còn đâu sức khỏe cho tương lai lâu dài?

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo