xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Góp ý xây dựng luật thi đua, khen thưởng: Công nhân, nông dân chưa có danh hiệu khen thưởng

VU GIA

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội (QH) khóa XI sắp tới sẽ thông qua dự án Luật Thi đua, Khen thưởng (TĐKT). Ngày 8-8, đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM làm việc với Thường trực Hội đồng TĐKT TP, Ban Tổ chức chính quyền TP và đại diện UBND một số quận, huyện: 1, 3, 5, 6, 10, Tân Bình, Thủ Đức, Nhà Bè... nhằm khảo sát công tác TĐKT trên địa bàn TP, góp ý xây dựng Luật TĐKT.

Tước hay không tước huân, huy chương khi phạm tội?

Ông Hà Sĩ Quyến (quận 1) đề nghị xem lại có nên đưa công tác thi đua vào luật không. Nếu có thì người đứng đầu cơ quan vì lý do nào đó không tổ chức phong trào thi đua như điều 11 quy định thì có vi phạm luật và sẽ bị xử lý ra sao ? Điều 83 về cá nhân có huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước bị kết án tù thì bị tước theo đề nghị của tòa án, ông Quyến cho rằng chỉ nên tước danh hiệu vinh dự Nhà nước, còn các loại huân chương, huy chương thì nên để lại. Ông Nguyễn Quang Phước (quận Thủ Đức) đồng tình với ý kiến trên và đề nghị giữ lại hết. Theo ông, đó là công lao, dấu ấn của một đời người; nay có tội thì họ chịu tội theo phán quyết của tòa; “việc nào ra việc ấy”. Tuy nhiên, bà Trần Thu Vân (quận 6) không đồng tình, cho rằng tước danh hiệu vinh dự Nhà nước trao tặng là đúng. Ông cha ta từng nói “khôn ba năm dại một giờ”, chỉ cần phút giây sơ sẩy là trả giá cả một đời. Những người đã có quá trình phấn đấu như vậy mà không biết giữ gìn phẩm chất đạo đức thì không nên tiếp tục giữ những danh hiệu vinh dự đó. Bà Vương Phấn Kim (quận 5) đồng ý là tước danh hiệu theo đề nghị của tòa án, nhưng luật cần phải cụ thể hơn, bởi có những người bị vướng pháp luật, bị nhận án tù giam, nhưng vụ việc không ảnh hưởng đến danh hiệu thì không nên tước.

Lạm phát bằng khen của Thủ tướng !

Nhiều đại biểu cho rằng, điều 6 và điều 22 nên ghép lại, bởi có thi đua là có khen thưởng, nhưng cần đơn giản hóa thủ tục để khơi gợi sự tích cực trong nhân dân. Theo ông Hà Sĩ Quyến, thủ tục xét khen thưởng hiện nay cứng nhắc, chế độ khen thưởng không động viên được phong trào. Bà Đổng Thị Kim Vui (quận Tân Bình) nói: Cứ theo điều 62 thì không khéo lạm phát bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Phải công bằng với tất cả các thành tích, nếu đơn vị tốt thì lãnh đạo cũng phải tốt và nên quy định cấp trên khen khỏi phải bầu. Bà Trần Thu Vân có ý kiến nên xem lại điều 51 về danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. Theo bà, có những mẹ có 2 con là liệt sĩ, bản thân hoặc chồng là thương binh nặng nên xét phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. Ông Nguyễn Quang Phước nêu ý kiến cần phải xem lại việc vượt chỉ tiêu quá mức như có đơn vị vượt chỉ tiêu 200% con số này liệu có... thật hay không (?).

Chưa công bằng trong quy định đối tượng khen thưởng

Đối tượng khen thưởng trong dự thảo cũng chưa đều khắp. Điều 54, 55, 56 chỉ nói đến giáo dục, y tế, nghệ thuật còn đối tượng công nhân, nông dân không có danh hiệu nào cho họ, ngoài danh hiệu “Anh hùng Lao động”, nhưng danh hiệu cao quý này không dễ đạt. Mấy đợt phong danh hiệu “Anh hùng Lao động” gần đây không có công nhân, nông dân nào dù họ đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới đất nước. Bà Vương Phấn Kim bổ sung thêm điều 56: Trên thực tế, có nhiều người lãnh đạo công tác nghệ thuật, nhưng không phải là diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật... Và đến cuối đời họ chẳng được danh hiệu nào, nên chăng dự luật cần mở rộng đối tượng này.

Cần quan tâm mức khen thưởng vật chất

Theo ông Nguyễn Ngôn (Hội đồng TĐKT TPHCM), thi đua yêu nước là sự tự giác, tích cực phấn đấu cống hiến cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thi đua yêu nước trước hết và trên hết không chỉ vì mình mà còn vì cộng đồng, vì dân tộc. Ông kiến nghị, cần quy định, phân biệt rõ mối quan hệ, phương thức xét duyệt, công nhận giữa danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng sao cho rạch ròi, dễ hiểu, dễ thực hiện. Nên nghiên cứu việc thưởng cờ luân lưu của Chính phủ để tránh tâm lý thi đua có hạn chế , bởi đơn vị nào giành được cờ năm này khó giữ được năm sau. Cờ luân lưu có ý nghĩa để động viên đơn vị khác. Cần quan tâm việc khen thưởng vật chất kèm theo cho phù hợp với tình hình kinh tế đất nước. Các hiện vật khen thưởng (bằng khen, huân, huy chương) thuộc phạm vi Nhà nước cần thống nhất về mặt quản lý Nhà nước, ít nhất là kích cỡ, biểu mẫu...

Bà Phạm Phương Thảo, Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Thành ủy, Phó đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, ghi nhận những ý kiến đóng góp và khẳng định từ khi triển khai Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 21-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy đến nay đã tạo được chuyển biến tích cực trong cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể... về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác TĐKT. Đây là biện pháp tích cực phát huy nội lực, là động lực phát triển kinh tế – xã hội, là biện pháp quan trọng góp phần vun đắp nhân cách, phẩm chất, đạo đức con người mới; góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chính quyền, các đoàn thể ngày càng vững mạnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo