Trong đó, số nợ của các đơn vị ngừng, dừng giao dịch là 1.157,3 tỉ đồng; nợ ngân sách nhà nước là 148,9 tỉ đồng. Đặc biệt, các đơn vị, DN đang hoạt động nợ BHXH tới 3.301 tỉ đồng, trong đó, tổng số nợ của các DN ngoài quốc doanh lên tới 2.655,5 tỉ đồng. Cũng theo BHXH TP Hà Nội, 48,2% tổng số nợ BHXH, BHYT (tương đương với 2.221,7 tỉ đồng) thuộc diện khó đòi.
Trong đó có 1.157 tỉ đồng thuộc 9.807 đơn vị, DN đã giải thể, ngừng giao dịch, mất tích; 973,6 tỉ đồng của 1.704 đơn vị, DN nợ kéo dài trên 24 tháng dù đã áp dụng nhiều biện pháp đôn đốc thu nhưng chưa hiệu quả.
Về tình trạng tăng nhanh số nợ BHXH thời gian qua, đại diện BHXH TP Hà Nội cho rằng do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhiều đơn vị, DN rất khó duy trì sản xuất - kinh doanh, sản phẩm bị ùn ứ, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, khiến doanh thu sụt giảm. Do đó, DN khó cân đối thu - chi, nhất là tìm nguồn trích nộp BHXH, BHYT.
Đáng nói, bên cạnh những DN thực sự khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, vẫn có một số DN cố tình vịn cớ khó khăn khách quan này để chây ì, chậm đóng BHXH cho người lao động. Sáu tháng đầu năm, BHXH TP Hà Nội đã gửi 178.330 văn bản thông báo nợ nhưng kết quả còn hạn chế.
Bình luận (0)