xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hết mình vì sức khỏe cộng đồng

bài và ảnh: HỒNG ĐÀO

Làm thế nào để truyền thông sức khỏe một cách tốt nhất đến với cộng đồng, đó là những trăn trở của bác sĩ Phạm Duy Tuyên, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Trung tâm y tế quận 5, TP HCM

Đặc thù của địa bàn quận 5, TP HCM là có nhiều người Hoa sinh sống, do vậy việc truyền thông cũng phải có sự khác biệt. Người bác sĩ khi khám bệnh, tiếp xúc với bệnh nhân, cần phải biết tiếng Hoa để giao tiếp, từ đó việc tuyên truyền và khám chữa bệnh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Từ suy nghĩ này, bác sĩ Phạm Duy Tuyên, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính Trung tâm y tế quận 5, đã cố gắng học giao tiếp bằng tiếng phổ thông bên cạnh việc trao dồi chuyên môn, làm ra những sáng kiến hỗ trợ tốt trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Những sáng kiến nhân văn

Bác sĩ Tuyên tâm sự, từ khi còn nhỏ đã có những ước muốn học ngành y để khám chữa bệnh cho những bệnh nhân nghèo ở vùng sâu, vùng xa.  Ước mơ đó được theo đuổi suốt từ nhỏ và đến nay bác sĩ Tuyên đã có gần 20 năm gắn bó với nghề.

Nhắc đến bác sĩ Tuyên, đồng nghiệp nghĩ ngay đến các giải pháp sáng kiến hay. Có thể kể như giải pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần, áp dụng cho 15 trạm y tế từ năm 2014 cho đến nay. Hàng tháng, bệnh nhân tâm thần được khám 1 ngày, khi khám xong lồng ghép bệnh nhân và thân nhân đánh giá tháng vừa qua. Bệnh nhân và thân nhân đã tuân thủ tốt việc điều trị và những việc đã làm để phục hồi chức năng và tâm lý cho bệnh nhân. Hiệu quả mà giải pháp mang lại là sự đồng thuận của bệnh nhân tâm thần và thân nhân, giúp họ tiết kiệm thời gian đi lại.

Hết mình vì sức khỏe cộng đồng - Ảnh 1.

Bác sĩ Phạm Duy Tuyên

Gần 10 năm công tác chung với bác sĩ Tuyên từ khi còn là bác sĩ làm công tác chuyên môn tại các trạm y tế cho tới đảm trách công tác hành chính tại Trung tâm y tế quận, anh Phạm Văn Tân, nhận xét: "Tinh thần làm việc và thái độ của bác sĩ Tuyên đáng để mọi người phải học hỏi và noi theo. Những sáng kiến, giải pháp mà bác sĩ Tuyên đưa ra có ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc".

 Anh Tân đặc biệt ấn tượng với giải pháp tiếp cận và điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS. Từ thực tế chuyển bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS về trạm y tế điều trị ARV đã bộc lộ những hạn chế, đó là thấy bệnh nhân còn e dè, ngại gặp người cùng khu phố, bận đi làm công… Từ thực tế này, bác sĩ Tuyên đã đề ra giải pháp thay vì khám cấp phát thuốc ngày cố định sang khám, cấp phát thuốc trước 1 ngày và vào sáng sớm hay buổi trưa". Giải pháp này tạo được sự đồng thuận và phấn khởi từ bệnh nhân, họ càng tuân thủ tốt điều trị, có công ăn việc làm ổn định không phải nghỉ việc hoặc đi muộn ngày cố định… Giải pháp này được triển khai từ năm 2015 đến nay tại tất cả các trạm y tế có điều trị ARV cho bệnh nhân HIV/AIDS đã mang lại hiệu quả là sự thuận lợi của bệnh nhân HIV/AIDS, giúp họ đỡ tốn thời gian, tuân thủ điều trị tốt hơn và vận động nhiều bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS về trạm điều trị. Ban đầu có 2 trạm y tế triển khai điều trị ARV với 10 bệnh nhân đến nay đã thu hút và triển khai ở 7 trạm y tế phường với 45 bệnh nhân về trạm y tế điều trị.

Gần gũi, tận tâm

Bà Lê Hoàng Mai, Chủ tịch Công đoàn Trung tâm y tế quận 5, cho biết: "Bác sĩ Tuyên chính là hạt nhân trong phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo của đơn vị. Vừa gần gũi, vừa tận tâm trong tất cả các hoạt động. Ngoài nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bác sĩ Tuyên đã luôn tìm cách gỡ khó cho đơn vị trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Từ đó những sáng kiến hay, giải pháp tốt ra đời".

Hết mình vì sức khỏe cộng đồng - Ảnh 2.

Bác sĩ Phạm Duy Tuyên (bìa phải) cùng đồng nghiệp tại Trung tâm y tế quận 5, TP HCM

Ngoài 2 giải pháp nêu trên, bác sĩ Tuyên còn có giải pháp khác là cải tiến phương pháp truyền thông tại cộng đồng -Truyền thông nhóm. Giải pháp được thực hiện hàng tháng tùy theo chủ đề truyền thông giáo dục sức khỏe và tình hình dịch bệnh tại địa phương mà đơn vị tổ chức xuống tổ dân phố truyền thông. Tùy vào đối tượng truyền thông nhiều hay  ít mà  mỗi nhóm có thể từ 10 đến 20 người và có thể lồng ghép nhiều đề tài phù hợp. Phương tiện hỗ trợ đơn giản như loa tay, tờ rơi, tờ bướm, bộ tranh lật, từ đó người dân dễ tiếp cận hơn. Áp dụng từ năm 2016 đến nay, hiệu quả mà giải pháp mang lại là sự thuận tiện của người dân khi tiếp cận với kiến thức y khoa và các phương pháp phòng, chống dịch bệnh. Giải pháp này còn giúp tiết kiệm kinh phí truyền thông. Mỗi năm 1 trạm y tế truyền thông giáo dục sức khỏe trung bình 59 buổi với hơn 15.000  lượt người tham dự, trong đó truyền thông trong nhóm nhỏ là 38 buổi với gần 10.000 lượt người tham dự mà kinh phí truyền thông không tốn kém, qua đó góp phần tiết kiệm chi phí cho đơn vị.

Với những nỗ lực không mệt mỏi ấy, bác sĩ Tuyên vinh dự được LĐLĐ quận 5 trao tặng giải thưởng Trần Văn Kiểu năm 2019. Theo bác sĩ Tuyên, đây là niềm vinh dự và tự hào đối với những người làm công tác chuyên môn như bản thân mình. Và bác sĩ cũng tâm sự sẽ tiếp tục cố gắng để có thêm nhiều sáng kiến, giải pháp hay mang lại lợi ích nhiều hơn cho cộng đồng.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo