xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiếm thợ lành nghề

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Nguồn cung lao động của ngành dệt, may nhiều nhưng ít lao động có kinh nghiệm, thành thục thao tác dệt, may công nghiệp

Tại các website tuyển dụng trực tuyến, nhiều doanh nghiệp (DN) dệt, may đang rao tuyển các vị trí hấp dẫn. Đơn cử, website timviecnhanh.com có 472 DN đăng thông tin tuyển dụng nhân viên ra rập và may mẫu, nhân viên thêu, quản lý sản xuất hàng may, giám đốc sản xuất, chủ quản xưởng may…

Phải đào tạo lại

Cổng thông tin của Trung tâm Giới thiệu việc làm TP HCM (http://www.vieclamhcm.net) cũng tìm 214 lao động làm việc ở công ty giày da và may mặc. 94 việc làm trong nhóm ngành dệt, may, giày da thời trang cũng chờ ứng viên tại trang tìm việc trực tuyến careerbuilder.vn… Nhu cầu tuyển dụng tập trung vào các vị trí: công nhân lành nghề, tổ trưởng, quản lý.

Dây chuyền may công nghiệp đòi hỏi công nhân phải thạo nghề, chuyên nghiệp. (Ảnh chụp tại Công ty TNHH Mountech, quận Phú Nhuận, TP HCM)
Dây chuyền may công nghiệp đòi hỏi công nhân phải thạo nghề, chuyên nghiệp. (Ảnh chụp tại Công ty TNHH Mountech, quận Phú Nhuận, TP HCM)

Ông Bùi Thanh Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm và Hỗ trợ DN (thuộc Ban Quản lý các KCX-KCN TP HCM), cho biết lao động phổ thông ứng tuyển vào DN may mặc tại TP tương đối nhiều. Tuy nhiên, hầu hết ứng viên đều thiếu kinh nghiệm, DN phải đào tạo lại. Với máy móc, dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa, DN đòi hỏi ứng viên phải xử lý thành thạo khâu sản xuất do mình đảm trách. “Nhiều ứng viên biết may gia công một cái áo nhưng vào công ty lại lúng túng khi tiếp xúc với máy móc, công nghệ” - ông Ngọc than phiền.

Một phó trưởng phòng nhân sự phụ trách đào tạo của công ty may đóng trên địa bàn quận Bình Tân, TP HCM cũng thừa nhận đa số công ty dệt, may phải tập huấn cho lao động mới tuyển. Phần lớn công nhân (CN) mới đều ít kinh nghiệm và chưa tiếp xúc qua trang thiết bị may công nghiệp. Do đó, thời gian thử việc của những CN này cũng là quá trình học nghề. Phương án phổ biến nhất của DN là “người cũ truyền nghề cho người mới”.

Nhu cầu tiếp tục tăng

Theo thông tin của Ban Quản lý các KCX-KCN TP, các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực dệt, may và dệt, may cao cấp chiếm trên 70% tổng vốn đầu tư năm 2014. Vì vậy, DN trong lĩnh vực này đang cần nhiều CN lành nghề. Đặc biệt, nhu cầu quản lý, giám đốc xưởng, tổ trưởng sản xuất, nhân viên thiết kế, tạo mẫu sản phẩm… cũng tăng cao.

Ông Trần Anh Tuấn, quyền Giám đốc Trung tâm Dự báo nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, cũng cho hay hiện thị trường EU, Nhật Bản, Mỹ… đang có xu hướng chuyển dần đơn hàng dệt, may vào Việt Nam. Nhu cầu nhân lực của ngành này chiếm 5% tổng nhu cầu nhân lực TP. Từ nay đến cuối năm 2014, nhu cầu tuyển dụng của DN trong ngành dệt, may tiếp tục tăng cao. Dệt, may cũng là 1 trong 10 ngành nghề thu hút nhiều lao động nhất trên địa bàn TP.

Báo cáo “Ngành dệt, may: Cơ hội bứt phá” của ông Bùi Văn Tốt, chuyên viên phân tích của Công ty CP Chứng khoán FPT, nêu rõ may là mắt xích thâm dụng lao động nhất nhưng lại có tỉ suất lợi nhuận thấp nhất. Đây là khâu không đòi hỏi đầu tư cao về công nghệ và rất thâm dụng lao động. Các quốc gia có ngành dệt, may phát triển không còn thực hiện các công đoạn trong khâu này mà tiến hành hợp đồng gia công lại cho các nước có nguồn lao động giá rẻ như: Bangladesh, Việt Nam, Pakistan… So với nhiều quốc gia khác, năng suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam rất thấp. Chỉ số năng suất lao động khu vực sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 2,4 trong khi Trung Quốc, Indonesia lần lượt là 6,9 và 5,2. Đây là nhược điểm lớn nhất của ngành dệt, may Việt Nam.

Dệt, may thu hút hơn 2, 5 triệu lao động

Hiện nước ta có khoảng 6.000 DN dệt, may, thu hút hơn 2,5 triệu lao động; chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp. Theo số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, 1 tỉ USD xuất khẩu hàng dệt, may có thể tạo ra việc làm cho từ 150.000 - 200.000 lao động. Trong đó, 100.000 lao động trong DN dệt, may và từ 50.000 - 100.000 lao động làm việc tại các DN hỗ trợ khác (nhuộm, sợi...). Phần lớn DN hoạt động trong lĩnh vực dệt, may ở nước ta thuộc khu vực kinh tế tư nhân (chiếm 84%); tập trung ở Đông Nam Bộ (60%) và đồng bằng sông Hồng. Các DN may chiếm khoảng 70% tổng số DN trong ngành.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo