xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiểu biết để chia sẻ

Bài và ảnh: Hồng Đào

Các cuộc gặp gỡ không chỉ đơn thuần là đòi hỏi về chế độ, tiền lương của công nhân mà còn là cơ hội để người lao động chia sẻ, hiến kế cho doanh nghiệp

Qua hơn 2 giờ trao đổi, 14 ý kiến được nêu lên nhưng chỉ có một ý kiến đề cập vấn đề lương bổng, chế độ. Tất cả các ý kiến còn lại đều tập trung vào đầu tư, phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là những gì diễn ra tại buổi gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo và công nhân (CN) Công ty CP Nhựa Sài Gòn do Công đoàn (CĐ) công ty tổ chức mới đây.

Tin tưởng vào doanh nghiệp

Đặt câu hỏi đầu tiên, anh Ngô Quang Thiện, xí nghiệp nhựa, thắc mắc: “Kinh tế khó khăn, giá xăng dầu đều tăng cao. Công ty có biện pháp gì để hàng nhựa phát triển, giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới?”. Trả lời cho câu hỏi này, Tổng Giám đốc Cao Văn Sang cho biết: “Dự báo những khó khăn, công ty thay vì mang tiền gửi ngân hàng đã chủ động nhập nguyên liệu. 200 tấn nguyên liệu công ty nhập về, sau 2 tháng giá đã tăng 25%. Thời gian qua, công ty vẫn giữ giá cũ tất cả các mặt hàng nên nhận được nhiều đơn hàng mới. Đặc biệt, công ty cũng vừa xuất chuyến hàng đầu tiên sang Mỹ”.
img

Công nhân đề đạt ý kiến tại chương trình “Gặp gỡ và đối thoại” do Công đoàn Công ty Cổ phần Nhựa Sài Gòn tổ chức

Nhận được câu trả lời này, anh Thiện bày tỏ rất tin tưởng vào ban giám đốc và sẽ cố gắng hoàn thành công việc vì bản thân anh cũng là một cổ đông của công ty.

Anh Lê Hồng Sơn, bộ phận kỹ thuật, cũng lo lắng khi bộ máy doanh nghiệp còn cồng kềnh, ban giám đốc có dự định tái cấu trúc như thế nào về cơ cấu, nhân sự, công nghệ. Tổng giám đốc thừa nhận tình trạng nhân lực của công ty hiện nay vừa thừa lại vừa thiếu. Nhiều bộ phận phải tăng ca liên tục trong khi bộ phận văn phòng lại thừa người. Công ty sẽ mạnh dạn thay đổi công nghệ, có chiến lược để tăng CN giỏi nghề và bớt người làm ở bộ phận gián tiếp.

Trước khi buổi đối thoại kết thúc, ban giám đốc cũng đặt câu hỏi đến người lao động là có tự tin vào sản phẩm của công ty không? Chị Nguyễn Thị Mộng Thu, nhân viên phòng kinh doanh, khẳng định chị hoàn toàn tự hào về sản phẩm của doanh nghiệp. Nhiều người mua hàng đã lâu vẫn tìm đến doanh nghiệp vì độ bền, chắc chắn của sản phẩm. Tuy nhiên, để tăng độ sắc sảo, tăng sức cạnh tranh, công ty cần đầu tư công nghệ mới.

Đặt hàng ở công nhân

Buổi đối thoại của CN với lãnh đạo Công ty Bò Sữa TPHCM diễn ra trong không khí cởi mở, chân thành. Tại buổi gặp gỡ, chị Trần Thị Hà, CN Nông trường Phạm Văn Cội, lo lắng khi thời tiết không ổn định, cây gãy đổ nhiều. Trước khó khăn này, doanh nghiệp có giữ được mức thu nhập bình quân đề ra tại đại hội người lao động không? Ông Phạm Việt Hồng, giám đốc công ty, đã giải tỏa lo lắng của chị Hà và nhiều CN khác bằng các việc làm cụ thể như thực hiện nghiêm ngặt các quy định về kỹ thuật và CN chính là người phải thực hiện điều này.
Công ty cũng áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để phòng bệnh cho cây cao su; lập tổ làm choàng để bảo đảm năng suất phòng khi có người ốm đau, bệnh tật phải nghỉ. Những việc này nhằm phấn đấu tăng thu nhập bình quân của người lao động từ 7,3 triệu đồng/tháng năm 2011 lên 8,5 triệu đồng/tháng năm 2012.
Nhiều CN cũng lo lắng khi chủ trương của UBND TPHCM là không trồng cây cao su thay thế, đời sống CN cao su sẽ ra sao? Ông Phạm Việt Hồng cho biết: “TP khuyến khích thay cây cao su già cỗi bằng nông nghiệp kỹ thuật cao. Nhưng trồng cây gì có giá trị kinh tế thì rất cần sự hiến kế, góp ý từ CN”.
Dịp này, ban giám đốc công ty cũng cho biết công ty có 3 dự án trong tương lai: Xây dựng nhà máy sữa với công suất 200 tỉ lít/năm tại Củ Chi, nhập đàn bò giống 1.000 con và thực hiện dự án trồng cao su tại Đắk Lắk. Với những dự án mới, đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề cao; do vậy, mỗi CN phải cố gắng học tập để bắt kịp sự phát triển của doanh nghiệp. 

Ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM:

Tạo sự hiểu biết, cảm thông

Các buổi đối thoại là cơ hội để CN bày tỏ những nguyện vọng, bức xúc của mình về đời sống, việc làm, thu nhập... Rất mừng là qua nhiều cuộc đối thoại, CN không chỉ đòi hỏi quyền lợi mà còn chia sẻ khó khăn cũng như có những giải pháp, hiến kế để phát triển doanh nghiệp. Đây chính là cơ chế tạo sự hiểu biết, cảm thông giữa ban giám đốc và người lao động.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo