Đây là nội dung tại Thông tư 46/2022/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Thông tư quy định rõ về việc hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể, nội dung và mức hỗ trợ như sau:
a) Đối với người lao động thuộc hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài: Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư số 15/2022/TT-BTC (không bao gồm chi phí hỗ trợ tiền đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đến địa điểm đào tạo);
b) Đối với người lao động thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 70% và hỗ trợ các chi phí khác theo mức hỗ trợ đối với đối tượng quy định tại điểm a nêu trên;
c) Đối với người lao động khác đang sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg; hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 50% theo mức hỗ trợ đối với đối tượng quy định tại điểm a.
Bên cạnh đó, chi hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định mức hỗ trợ cụ thể đảm bảo phù hợp với thỏa thuận giữa hai Chính phủ về việc hỗ trợ chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Ảnh minh họa
Chi hỗ trợ người làm công tác trực tiếp giới thiệu, tư vấn cho người lao động và thân nhân người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Tối đa 50.000 đồng/người/buổi tư vấn nhưng không quá 500.000 đồng/tháng.
Hình thức hỗ trợ, thanh toán kinh phí hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.
Hỗ trợ việc làm bền vữngTheo Thông tư, NSNN chi hỗ trợ giao dịch việc làm gồm: Chi thuê địa điểm trong trường hợp diện tích đơn vị được giao nhiệm vụ không đáp ứng được, thuê phương tiện vận chuyển hoặc thuê thiết bị, nhân công phục vụ cho việc giao dịch, các khoản chi khác (nếu có). Mức chi theo thực tế phát sinh trên cơ sở các hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phù hợp với quy mô sàn/phiên giao dịch, quy mô) tổ chức hội chợ/ngày hội việc làm.
Chi thông tin, tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, doanh nghiệp tham gia các hoạt động giao dịch việc làm; chi xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ về việc làm, thị trường lao động.
Đồng thời chi thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động; chi khảo sát, thu thập, thống kê thông tin thị trường lao động phục vụ tổ chức các hoạt động dịch vụ giao dịch việc làm; thu thập cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc…
Úc tìm mọi cách thu hút lao động nước ngoài đến làm việc
Chính phủ Úc đang xem xét nâng số lượng người nhập cư hằng năm nhằm tăng cường nguồn cung lao động đang thiếu hút trầm trọng tại quốc gia này. Theo đó, dự kiến Úc sẽ làm mọi cách để có thêm 40.000 lao động nước ngoài tay nghề cao được phép nhập cư vào Úc mỗi năm, nâng hạn mức trần nhập cư lên gần 200.000 người/năm. Đề xuất này nhận được nhiều sự hoan nghênh từ phía các nhà chính trị và doanh nghiệp (DN) trong bối cảnh hầu hết các ngành nghề kinh tế của nước Úc đều đang thiếu hụt nhân công, dẫn đến tình trạng nhiều DN phải cắt giảm thời gian hoạt động, thậm chí đóng cửa vì không thể tuyển được lao động.
Trước đó, Cơ quan Thống kê Úc đã công bố dữ liệu việc làm trong tháng 7 năm 2022, ghi nhận 480.100 vị trí việc làm mới được tuyển dụng, tăng 111,1% kể từ tháng 2 năm nay. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng người nhập cư vào Úc trong 3 năm gần đây liên tục giảm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng trên diện rộng, từ nông nghiệp, ngành hàng sản xuất, công nghệ cao, cho tới các lĩnh vực dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, bán hàng…
Để hỗ trợ các DN, Chính phủ Úc đã tìm kiếm giải pháp mở rộng nguồn cung lao động bằng cách nới rộng thời gian cho phép làm việc với nhóm đối tượng là du học sinh (cho phép làm không giới hạn thời gian thay vì quy định không được đi làm quá 20 giờ/tuần như trước đây), người cao tuổi (trên 66 tuổi) được làm nhiều giờ hơn và vẫn được nhận lương hưu...
Bình luận (0)